Hỏi đáp cùng Chuyên gia:

“Chào bác sĩ, 

Năm nay em 32 tuổi, có đi khám sức khỏe sinh sản. Các kết quả đều bình thường nhưng chỉ số AMH thấp 0,99. Em có dự định thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI). Bác sĩ cho em hỏi “Xét nghiệm AMH thấp có làm IUI được không?” “Có cách nào cải thiện chỉ số AMH thấp không ạ?” Mong bác sĩ giải đáp.

(Nguyễn Thị Hồng – Sóc Trăng)

Xét nghiệm AMH thấp có làm IUI được không?
Xét nghiệm AMH thấp có làm IUI được không?

1. Xét nghiệm AMH thấp có làm IUI được không?

Trả lời:

Được giải đáp bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn hàng đầu về vô sinh hiếm muộn của Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn. 

Chào bạn Hồng,

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn với thắc mắc “Chỉ số AMH thấp có làm IUI được không?” và xin được tư vấn bạn như sau:

Chỉ số AMH thấp có nghĩa là dự trữ buồng trứng thấp. Trường hợp chỉ số AMH của bạn khá thấp thì lời khuyên nên làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hơn là thụ tinh nhân tạo (IUI). Gia tăng tỷ lệ thụ thai thành công cao nhé.

Ngoài ra, để biết chính xác có thực hiện được IUI không? Bác sĩ sẽ kết hợp thêm nhiều xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu khác để có cái nhìn khách quan, đầy đủ và chính xác nhất.

Để chi tiết hơn, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể đến bạn về chỉ số AMH thấp.

AMH là tên một hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang buồng trứng, cho biết số nang noãn non hiện có trong buồng trứng của chị em.

Nồng đồ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nhưng có sự sụt giảm theo tuổi, bị tác động bởi bệnh lý, stress,…

Cụ thể:

  • Chỉ số AMH bình thường: Từ 2,2 – 6,8ng/ml ở phụ nữ khỏe mạnh dưới 38 tuổi.
  • Mức AMH thấp: Từ 1,0 – 1,5ng/ml khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm.
  • Mức AMH cực thấp: Dưới 0,5ng/ml cho thấy rất ít trứng dự trữ và khả năng mang thai đáng lo ngại.
  • Mức AMH cao và quá cao: >10ng/ml gặp ở phụ nữ bị buồng trứng đa năng.

Chỉ số AMH cực thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Vợ chồng bạn có thể đi khám chuyên khoa hiếm muộn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!

2. Dấu hiệu nhận biết AMH thấp 

Dấu hiệu nhận biết AMH thấp
Cách nhận biết AMH thấp

Để giúp bạn đọc nhận biết khả năng dự trữ buồng trứng thấp, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Bị vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt thường xuyên kéo dài.
  • Có triệu chứng biểu hiện tình trạng thiếu hụt hormone Estrogen như: Loãng xương, không hứng thú với chuyện quan hệ tình dục, bị viêm âm đạo do teo,…
  • Chị em có những thay đổi trong tâm trạng buồn vui thất thường, hay cáu gắt không lý do có nguy cơ dẫn đến bị trầm cảm.
  • Ở một số phụ nữ có mức dự trữ buồng trứng thấp có những triệu chứng như quá trình mãn kinh tự nhiên gồm có: Buồn nôn, chóng mặt, xuất hiện cơn bốc hỏa, mất ngủ, dễ bị kích động, vã mồ hôi về đêm, âm đạo khô, quan hệ tình dục bị đau, luôn e ngại né tránh chuyện chăn gối, đi tiểu nhiều lần, són tiểu,…

Nếu chị em thấy có những dấu hiệu trên đây cần đến bệnh viện để thăm khám, chữa trị kịp thời. Tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn.

3. AMH có cải thiện được không? Nên ăn uống gì? 

Nên làm gì để cải thiện chỉ số AMH?
Nên làm gì để cải thiện chỉ số AMH?

Chỉ số AMH là một chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng buồng trứng, khả năng sinh sản ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể làm tăng nồng độ AMH. Và không có thực phẩm cụ thể nào có thể tăng chỉ số AMH.

Thay vào đó, có một số thay đổi cơ bản về lối sống, chế độ ăn uống giúp tăng cơ hội mang thai, duy trì chức năng sinh sản. Bạn có thể cải thiện bằng cách kết hợp các phương pháp như sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng: Gồm nhiều rau, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ, các nguồn thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá, hạt, quả hạch, các loại thực phẩm giàu protein,…
  • Tăng cường thể dục, thể thao thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để cải thiện chức năng sinh sản, tăng cơ hội thụ thai.
  • Tránh sử dụng các chất độc hại, hạn chế tiếp xúc hóa chất, thuốc lá, rượu bia, thuốc phiện gây hại cho sức khỏe sinh sản.
  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Điều chỉnh chế độ ăn uống, duy trì lối sống lành mạnh, không thức quá khuya, ngủ đủ giấc để tăng khả năng sinh sản.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ: 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những bệnh lý ở buồng trứng.

Trên đây là những thông tin xung quanh câu hỏi “Chỉ số AMH thấp có làm iui được không?” Hy vọng rằng bài viết cung cấp nhiều kiến thức hữu ích đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về chỉ số AMH hay cần đặt lịch khám tại viện, bạn có thể liên hệ qua Hotline, nhắn fanpage, hoặc đến trực tiếp bệnh viện tại địa chỉ dưới đây.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN