Ý nghĩa của xét nghiệm beta hCG – Nên thực hiện ở đâu?
Xét nghiệm beta HCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào hình thành ở nhau thai, có tác dụng nuôi dưỡng trứng sau khi được thụ tinh và bám vào thành tử cung.
1. Xét nghiệm beta hCG là gì?
Xét nghiệm beta hCG (β-hCG) là xét nghiệm đo lượng gonadotropin màng đệm ở người (hCG) trong máu. Loại hormone này được sản xuất ngay sau 10 ngày thụ thai.
Ở những thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG tăng nhanh trong thời kỳ đầu mang thai. Nếu nồng độ beta ở mức trên bình thường, có thể xác nhận mang thai.
Các xét nghiệm beta hCG nối tiếp được thực hiện theo thời gian có thể cho thấy mức độ hCG có tăng hay không, đó là dấu hiệu cho thấy quá trình mang thai đang diễn ra bình thường.
Ngoài ra, xét nghiệm beta hCG cũng có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá các phương pháp điều trị sinh sản (một dạng hormone tổng hợp đôi khi được sử dụng để giúp nang trứng trưởng thành và kích hoạt rụng trứng), hoặc xem xét xem có điều gì bất ổn xảy ra không.
2. Phương pháp xét nghiệm beta hCG
Xét nghiệm beta hCG này có thể được thực hiện thông qua việc lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu. Hai phương pháp đều cho kết quả nhanh với độ chính xác cao.
2.1 Xét nghiệm trên mẫu máu
Quy trình xét nghiệm beta hCG được thực hiện như sau:
- Người bệnh không cần phải nhịn ăn uống trước khi lấy mẫu máu.
- Nhân viên xét nghiệm chuẩn bị sẵn ống nghiệm chứa chất chống đông heparin và ống không chứa chất chống đông.
- Tiếp theo, nhân viên dùng bông đã tẩm cồn để sát trùng vùng da lấy máu (thường là cánh tay hoặc khuỷu tay). Sau đó đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu.
- Sau khi thu đủ lượng máu cần dùng, kim sẽ được rút ra khỏi mạch. Lượng máu sau khi rút ra sẽ đựng trong ống nghiệm. Người bệnh sẽ được dán băng gạc tại vùng lấy máu để tránh trường hợp chảy máu.
- Ống nghiệm đựng mẫu máu sẽ ghi đầy đủ thông tin người bệnh và được bảo quản đúng nhiệt độ để vận chuyển đến trung tâm xét nghiệm.
- Tại trung tâm xét nghiệm, mẫu máu sau khi được quay ly tâm đủ thời gian quy định, chuyên viên sẽ tách phần huyết tương hoặc huyết thanh. Ngay khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích các chỉ số beta hCG cho người bệnh.
2.2 Xét nghiệm trên mẫu nước tiểu
Đây là một xét nghiệm đơn giản và vô cùng dễ thực hiện. Người bệnh sẽ được khuyến khích nên lấy mẫu nước tiểu vào buổi sáng. Vì thời điểm này nồng độ beta hCG đạt đỉnh cao nhất trong ngày.
Mẫu nước tiểu sau khi lấy xong sẽ gửi tới trung tâm để phân tích bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch. Ngay khi có kết quả bác sĩ sẽ trả kết quả và giải thích cho người bệnh.
Tuy nhiên, để theo dõi sự phát triển của thai nhi hay chẩn đoán có thai chính xác, bác sĩ thường khuyến cáo nên làm xét nghiệm beta hCG trong máu người mẹ.
3. Khi nào xét nghiệm Beta hCG được sử dụng
Xét nghiệm beta hCG có thể được thực hiện để xác nhận có thai khi đi khám bác sĩ trước sinh (để theo dõi kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính tại nhà hoặc tại phòng khám).
Nhưng beta hCG không phải lúc nào cũng được thực hiện hoặc cần thiết trong quá trình mang thai định kỳ. Thay vào đó, nhiều bác sĩ sử dụng siêu âm qua âm đạo để xác nhận mang thai thông qua việc quan sát túi thai.
Beta hCG cũng có thể được theo dõi định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ hai ở những thai kỳ có nguy cơ cao khi có tiền sử hoặc nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra xét nghiệm cũng được sử dụng khi có lo ngại về các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai.
Trong những tình huống này, các xét nghiệm lặp lại có thể được thực hiện hai đến ba ngày một lần để đánh giá mức độ hCG tăng nhanh như thế nào. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, tốc độ tăng lên đáng chú ý hơn số lượng hormone thực tế trong máu. Mức hCG tăng chậm có thể cho thấy nguy cơ sảy thai cao.
Nếu bạn đang sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IUI hoặc IVF, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm beta hCG ngay trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt để kết luận xem bạn có đậu thai không.
4. Xét nghiệm beta hCG có xác định tuổi thai nhi được không?
Bằng cách đo lượng hormone trong máu, bác sĩ có thể xác định được tuổi thai khá chính xác. Từ đó ước tính được ngày dự sinh và thời gian thụ thai.
Bên cạnh đó, xét nghiệm beta hCG còn là một phần của xét nghiệm sàng lọc trong huyết thanh của người mẹ. Xét nghiệm thường được thực hiện trong khoảng thời gian thai kỳ từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20.
Kết quả sẽ giúp bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi và nhận ra các dấu hiệu bất thường nếu có bao gồm cả hội chứng Down và các rối loạn ống thần kinh như tật nứt đốt sống.
Nồng độ beta hCG trong thai kỳ:
Mức hCG dự kiến trong tam cá nguyệt đầu tiên | |
Tuần | Nồng độ beta hCG (mIU/ml) |
3 tuần | 5 – 72 mIU/ml |
4 tuần | 10 – 708 mIU/ml |
5 tuần | 217 – 8245 mIU/ml |
6 tuần | 152 – 32177 mIU/ml |
7 tuần | 4059 – 153767 mIU/ml |
8 tuần | 31366 – 149,094 mIU/ml |
9 tuần | 59109 – 135901 mIU/ml |
10 tuần | 44186 – 170409 mIU/ml |
12 tuần | 27107 – 201165 mIU/ml |
14 tuần | 24302 – 93646 mIU/ml |
16 tuần | 8904 – 55332 mIU/ml |
Nếu nồng độ beta hCG dưới 5 mIU/ml đồng nghĩa với việc bạn không mang thai. Khi mang thai, nồng độ HCG tăng nhanh trong ba tháng đầu và sau đó giảm nhẹ. Tuy nhiên việc bạn có lượng hormone cao hay thấp không phải là dấu hiệu chính cho thấy một thai kỳ khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới tổng mức hCG như hút thuốc, cân nặng, dân tộc, số lần sinh con và chứng ốm nghén nặng.
Để dự đoán sức khỏe thai nhi, các bác sĩ sẽ xem xét liệu mức hCG có tăng gấp đôi sau mỗi 48 đến 72 giờ so với mức ban đầu hay không. Mức hCG đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 8 đến 11 của thai kỳ, sau đó giảm dần và chững lại.
5. Nồng độ beta hCG quá thấp có sao không?
Nếu mức hCG của bạn thấp, có thể một xét nghiệm khác sẽ được thực hiện sau vài ngày để xác nhận xem mức độ có tăng hay không. Nếu mức beta hCG của bạn thấp hơn dự kiến và không tăng, điều này có thể cho thấy:
- Tính sai tuổi thai: nếu việc thụ thai xảy ra muộn hơn dự đoán, nồng độ hCG sẽ thấp hơn dự kiến.
- Có thể sảy thai: do hCG được sản xuất bởi nhau thai nên nồng độ hCG sẽ thấp nếu quá trình phát triển dừng lại trước khi nhau thai được hình thành hoặc hình thành xong.
- Thai ngoài tử cung: Nồng độ hCG không tăng như mong đợi và có thể ổn định khi mang thai ngoài tử cung.
- Trứng bị tàn lụi: trứng đã thụ tinh bám vào thành tử cung nhưng phôi không phát triển được.
Nếu nghi ngờ một trong những vấn đề này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm khác, điển hình là siêu âm qua ngã âm đạo, để xác định tình trạng thai kỳ và có phương pháp điều trị phù hợp.
6. Nồng độ beta hCG quá cao có sao không?
Mức hCG cao hơn dự kiến sẽ không quá lo ngại như mức hCG thấp, mặc dù một số biến chứng hiếm gặp có thể làm tăng mức hCG. Nồng độ hCG trong xét nghiệm beta hCG có xu hướng tăng cho đến tam cá nguyệt thứ hai và sau đó bắt đầu giảm xuống. Những lý do khiến mức beta hCG có thể cao hơn dự kiến bao gồm:
- Mang đa thai: có thể sinh đôi hoặc sinh ba. bội số không phải là hiếm ở những người đã trải qua các phương pháp điều trị sinh sản.
- Ngày thụ thai không chính xác: thai có thể đã muộn hơn dự kiến.
- Mang thai trứng: một biến chứng hiếm gặp xảy ra khi một khối mô phát triển bên trong tử cung thay vì nhau thai. Biến chứng này thường được phát hiện vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ.
- Nếu không may mang thai trứng, bác sĩ cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là nong nạo hoặc hút thai trứng.
Nên thực hiện xét nghiệm beta hCG ở đâu tại Tp. Hồ Chí Minh?
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn.
Chúng tôi không chỉ quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao mà còn có cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại. Nhằm đảm bảo các kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Bệnh viện sẽ là lựa chọn tốt nhất để quý khách hàng lựa chọn làm xét nghiệm beta hCG.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: