Trầm cảm khi mang thai là một dạng bệnh tâm lý của mẹ bầu, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của đứa trẻ sau này. Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm và ảnh hưởng như như thế nào đến cả hai mẹ con?

Trầm cảm khi mang thai - Nỗi ác mộng của mẹ bầu
Trầm cảm khi mang thai – Nỗi ác mộng của mẹ bầu

1. Trầm cảm khi mang thai là gì?

Trầm cảm là một tình trạng bất thường của tâm lý, khiến người bệnh luôn có cảm giác buồn bã và mất hứng thú với những việc bạn muốn làm. 

Bệnh lý này ảnh hưởng đến những suy nghĩ, cảm nhận, hành động, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong đó trầm cảm khi mang thai chiếm khoảng 10% tổng số phụ nữ mang thai.

Đa số mẹ bầu đều có nguy cơ mắc phải tình trạng trầm cảm khi mang thai hoặc ở những tháng sau sinh. Nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi trong giai đoạn mang thai, chúng tác động đến các tế bào não và gây ra trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai là tình trạng tâm lý bất thường của người mẹ
Trầm cảm khi mang thai là tình trạng tâm lý bất thường của người mẹ

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, đó là:

2.1 Nội tiết trong cơ thể thay đổi

Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi, đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng trầm cảm khi mang thai.

Trong giai đoạn thai kỳ, hormone nội tiết thay đổi khiến người mẹ trở nên nhạy cảm ơn, tình trạng này ảnh hưởng đến cảm xúc của mẹ theo hướng mạnh hơn.

Đa số mẹ bầu thường gặp phải tình trạng vì một chuyện nhỏ nhặt thường ngày cũng có thể khiến họ suy nghĩ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn và mệt mỏi nhiều hơn.

Do tâm trạng bị ảnh hưởng nên cuộc sống hàng ngày của thai phụ cũng thay đổi theo. Nhạy cảm hơn, nên người mẹ dễ cáu gắt hơn. Vì thế những cuộc cãi vã hằng ngày là điều không thể tránh khỏi.

2.2 Có thai ngoài ý muốn

Những người phụ nữ có thai ngoài ý muốn thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sức khỏe của mẹ.

Việc mang thai ngoài ý muốn khiến người mẹ luôn lo lắng, mặc cảm với mọi người xung quanh. Vì đây là một sự cố và người mẹ chưa chuẩn bị trước nên những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện, dễ gây ra tình trạng trầm cảm khi mang thai.

Có thai ngoài ý muốn là nguyên nhân khiến người mẹ bị trầm cảm khi mang thai
Có thai ngoài ý muốn là nguyên nhân khiến người mẹ bị trầm cảm khi mang thai

2.3 Di truyền

Di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Trong gia đình nếu có người có tiền sử trầm cảm khi mang thai, thì người mẹ đó có nguy cơ cao mắc bệnh tâm lý này.

2.4 Tuyến giáp bất thường

Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra hormone liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong cơ thể phụ nữ mang thai. 

Nếu mẹ bầu mắc một số bệnh liên quan đến tuyến giáp, cũng được xem là nguyên nhân khiến tâm lý mẹ bầu bị ảnh hưởng.

2.5 Cảm giác hụt hẫng

Khi mang thai, người mẹ trở nên nhạy cảm, thai nhi càng lớn cơ thể của người mẹ ngày càng nặng nề. Lúc này người mẹ rất cần nhận được sự hỗ trợ và sự quan tâm nhiều hơn từ người thân của mình.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng được gia đình quan tâm, yêu thương. Đôi khi sự thờ ơ, vô tâm cũng khiến cho mẹ bầu bị tổn thương về mặt tinh thần, khiến cho những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, dần lâu dẫn đến trầm cảm khi mang thai.

Hụt hẫng không được yêu thương cũng khiến người mẹ bị trầm cảm khi mang thai
Hụt hẫng không được yêu thương cũng khiến người mẹ bị trầm cảm khi mang thai

2.6 Áp lực vấn đề tài chính

Khi mang thai, thai phụ cần có tâm lý thoải mái và được đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi lớn thai nhi. Thế nhưng, vấn đề tài chính chẳng hạn việc cân đối chi tiêu, tiết kiệm tiền để sinh em bé và rất nhiều khoản chi phí khác nhau là điều khiến không ít mẹ bầu phải đau đầu.

Áp lực tăng lên khi mẹ bầu phải cố gắng chu toàn từ việc làm, gia đình và đặc biệt là cân bằng tài chính, đây cũng là nguyên nhân khiến người mẹ bị trầm cảm khi mang thai.

2.7 Áp lực xã hội

Ngày nay rất nhiều phụ nữ phải chịu áp lực không chỉ ở gia đình mà còn ở ngoài xã hội. Tuy nhiên áp lực càng tăng lên nhiều hơn họ mang thai vừa phải đi làm, vừa phải quán xuyến việc gia đình.

Khi mang thai, người mẹ luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề xuất phát từ những người xung quanh như giới tính của bé, sức khỏe của thai nhi và đặc biệt là ngoại hình của mẹ. 

Cuộc sống quá nhiều lo toan, bận rộn khiến thai phụ không có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, khiến họ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng và dẫn đến trầm cảm khi mang thai.

2.8 Thai phụ bị lạm dụng

Sức lao động, tình dục, bị đối xử thiếu công bằng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực khiến sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai.

3. Dấu hiệu nhận biết người mẹ bị trầm cảm khi mang thai

Bệnh lý trầm cảm khi mang thai thường không có dấu hiệu rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với những thay đổi bình thường ở phụ nữ mang thai. Đôi khi thai phụ cũng không biết mình đang mắc bệnh. Chính vì thế, việc phát hiện người mẹ bị trầm cảm khi mang thai thì đó là điều khá khó.

Dưới đây là những dấu hiệu của tình trạng trầm cảm khi mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý để phát hiện kịp thời, cụ thể là:

  • Luôn cảm thấy buồn bã hay chán nản, bực tức.
  • Dễ nổi giận dù chỉ là chuyện nhỏ.
  • Cảm thấy lo lắng, căng thẳng thường xuyên.
  • Dễ khóc là dấu hiệu điển hình của trầm cảm khi mang thai.
  • Mất hứng thú, đam mê với mọi thứ xung quanh.
  • Dễ kích động hoặc phản ứng chậm chạp hơn hẳn.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ và ngủ ít hơn.
  • Tự cô lập bản thân, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.
  • Cố ý chống đối với các chỉ định của bác sĩ, không khám thai định kỳ.
  • Xuất hiện những thói quen xấu như thức khuya, sử dụng chất kích thích.
  • Rối loạn nhịp tim, đôi khi mẹ bầu bị ngất do nhịp tim nhanh.
  • Người mẹ đôi khi có suy nghĩ đến cái chết để giải thoát bản thân.
Trầm cảm khi mang thai khiến người mẹ luôn cảm thấy buồn bực, tuyệt vọng
Trầm cảm khi mang thai khiến người mẹ luôn cảm thấy buồn bực, tuyệt vọng

4. Những nguy hiểm khôn lường của trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai có tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của phụ nữ mang thai. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và có biện pháp giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, nếu mẹ bầu bị trầm cảm thì sẽ có nguy cơ cao sảy thai, thai nhi phát triển kém, nhẹ cân, tiểu đường thai kỳ hoặc sinh non

Đối với những mẹ bầu bị trầm cảm nặng, em bé sẽ bị chậm phát triển sau khi sinh, kèm theo rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, chậm phát triển ngôn ngữ, nặng hơn là tự kỷ.

Khi mẹ bầu bị trầm cảm, phụ nữ có thai sẽ có những suy nghĩ, hành động thiếu tỉnh táo, thậm chí có ý định tự tử.

Chính vì thế, khi nhận thấy người mẹ bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm, cần nên đưa người mẹ đi khám bác sĩ ngay. Đừng chủ qua vì bệnh có thể diễn biến nặng hơn, hậu quả kéo theo những hệ luỵ không đáng có.

Trầm cảm khi mang thai tác động tiêu cực đến sức khoẻ của mẹ và bé
Mắt mờ, nhìn không rõ là dấu hiệu của chứng mờ mắt khi mang thai

5. Có thể điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai được đánh giá là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm và cần được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Sau đây là những giải pháp thường được áp dụng cho các mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai.

5.1 Sử dụng liệu pháp tâm lý

Trầm cảm là một dạng bệnh do rối loạn tâm lý, do đó các liệu pháp tâm lý là ưu tiên hàng đầu để giải quyết vấn đề này. Phụ nữ có thai cần tìm đến các bác sĩ tâm lý để được tư vấn, tháo gỡ những cảm xúc tiêu cực.

Ngoài ra, những thói quen hàng như có thể giúp mẹ bầu cải thiện được cảm xúc của bản thân. Hãy dành cho mình nhiều thời gian cho bản thân hơn để thư giãn, đọc sách hoặc làm những điều mình thích. 

Mẹ bầu hãy tâm sự, chia sẻ nhiều hơn với mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân của mình, việc này sẽ giúp mẹ bầu được giải tỏa những lo lắng, buồn phiền và mệt mỏi. 

5.2 Vận động thường xuyên

Khi mang thai, người mẹ hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng bằng những bài thể dục đơn giản dành cho thai phụ. 

Việc vận động thường xuyên, giúp khí huyết trong cơ thể được lưu thông tốt hơn, giúp mẹ bầu khỏe khoắn hơn, từ đó tinh thần cũng thư thái hơn, phòng tránh được những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện.

Vận động thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu trầm cảm khi mang thai
Vận động thường xuyên giúp ngăn ngừa tình trạng mẹ bầu trầm cảm khi mang thai

5.3 Sự quan tâm từ người thân, bạn bè

Vai trò của người thân, bạn bè xung quanh rất quan trọng đối với những mẹ bầu, đặc biệt hơn là những người đang bị trầm cảm khi mang thai

Việc không thể chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Những hành động giúp đỡ, hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, cũng giúp mẹ bầu đỡ cảm thấy cô đơn.

Người thân xung quanh, đặc biệt là người chồng, hãy dành thời gian để chăm sóc, quan tâm, tâm sự, chia sẻ với vợ của mình nhiều hơn, điều này có thể giúp họ giải tỏa những vướng bận trong lòng, cũng như những điều họ lo lắng hàng ngày. 

Việc lắng nghe và trò chuyện là một cách giúp mẹ bầu cảm thấy không bị cô đơn và tạo ra niềm vui, động lực cho họ có một thai kỳ an toàn.

5.4 Phác đồ điều trị bằng thuốc

Trường hợp khi phát hiện mẹ bầu có dấu hiệu bị trầm cảm khi mang thai, thai phụ cần được điều trị bằng thuốc để ổn định cảm xúc. 

Lưu ý, các loại thuốc này thai phụ không được phép tự ý sử dụng, vì có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Người mẹ cần thành thật chia sẻ chính xác những điều mà mình đang gặp phải để bác sĩ chuyên khoa nắm bắt, chẩn đoán chính xác mức độ trầm cảm và để đưa ra chỉ định dùng thuốc phù hợp nhất.

Nếu gặp phải bất cứ tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc, người mẹ nên hỏi kỹ ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn cụ thể.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản khoa và nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ thăm khám đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đã và đang có ý định mang thai.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển trên thế giới, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/stress-and-pregnancy
  2. https://www.pregnancybirthbaby.org.au/stress-and-pregnancy
  3. https://s.net.vn/8xdx