Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển và chết trong bụng mẹ. Đây là điều mà bất cứ người mẹ nào cũng không muốn tình trạng này xảy ra với thiên thần của mình.

Thai chết lưu nỗi ám ảnh của thai phụ
Thai chết lưu nỗi ám ảnh của thai phụ

1. Thai chết lưu là gì?

Thai chết lưu (thai lưu) là tình trạng thai chết trước khi sinh và thường sau tuần thứ 20 của thai kỳ. 

Đa phần những người mẹ có thai lưu sẽ có một em bé khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Trường hợp nếu thai chết lưu có nguyên nhân rõ ràng, chẳng hạn là do rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn thì khả năng xảy ra lần nữa sẽ rất thấp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu nếu là từ bệnh mạn tính ở mẹ hoặc một rối loạn di truyền của ba mẹ thì nguy cơ khá là cao. Cơ hội thành công cho lần mang thai tiếp theo trong tương lai là hơn 90%.

Dựa vào số tuần mang thai, mà thai chết lưu được phân loại thành ba nhóm sau đây:

  • Từ 20 đến 27 tuần là thai lưu sớm
  • Từ 28 đến 36 tuần, thai lưu muộn
  • Sau 37 tuần, thai lưu đã đủ tháng
Thai chết lưu là tình trạng thai chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ
Thai chết lưu là tình trạng thai chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ

2. Nguyên nhân khiến thai chết lưu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu, đó là:

2.1 Biến chứng của nhau thai

Dựa vào một số thống kê, có gần 50% trường hợp thai chết lưu là do các bất thường của nhau thai, nhất là tình trạng nhau thai tách ra khỏi tử cung (bóc tách nhau thai). 

Như mọi người cũng đã biết, nhau thai có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp máu, chất dinh dưỡng, phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. 

Trường hợp, nhau thai bị bóc tách sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé trong bụng mẹ, nghiêm trọng hơn là sẽ gây ra hiện tượng thai lưu.

Nhau thai bị bóc tách dễ gây ra tình trạng thai chết lưu
Nhau thai bị bóc tách dễ gây ra tình trạng thai chết lưu

2.2 Nguyên nhân khác

Thai chết lưu nguyên nhân do đâu bên cạnh biến chứng nhau thai còn có một số nguyên nhân khác, cụ thể là:

  • Xuất huyết trước hoặc trong khi chuyển dạ. 
  • Bong nhau non: bánh nhau bị bong ra khỏi tử cung trước khi trẻ chào đời. Triệu chứng của tình trạng này người mẹ bị đau bụng dữ dội có kèm chảy máu.
  • Tiền sản giật: đây là một trong những nguyên nhân thai lưu ở 3 tháng cuối. Tình trạng này là biến chứng thai kỳ gây ra tình trạng cao huyết áp ở người mang thai. 
  • Dây rốn có vấn đề: khi mang thai dây rốn có thể sa vào tử cung trước sinh con. Điều này làm ngăn chặn việc cung cấp oxy cho thai nhi, thậm chí có thể tạo ra nút thắt quanh cổ của thai dẫn tới tình trạng thai chết lưu. 
  • Ứ mật: đây là tình trạng rối loạn ở gan, gây ra tình trạng ngứa dữ dội ở người mang thai. 
  • Người mẹ bị tiểu đường hoặc cao huyết áp. 
  • Mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại trong thời kỳ mang thai như thuốc trừ sâu hay CO.
  • Phụ nữ có thai bị nhiễm trùng khi mang thai hoặc trong gia đình có tiền sử bị huyết khối hoặc viêm tắc tĩnh mạch.
Người mẹ có những thói quen không tốt sẽ làm thai chết lưu
Người mẹ có những thói quen không tốt sẽ làm thai chết lưu

2.3 Các bệnh nhiễm trùng

Các bệnh lý nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây ra trạng thai chết lưu. Nguyên nhân này chiếm 10% trường hợp thai chết lưu. Các bệnh lý nhiễm trùng mà người mẹ có thể gặp trong giai đoạn mang thai, đó là:

  • Cúm: PNCT nên tiêm ngừa bệnh cúm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhằm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Rubella: bệnh này đặc biệt nguy hiểm cho người mẹ ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Bệnh này có thể gây dị tật ở thai nhi. 
  • Parvovirus B19: bệnh gây nhiễm trùng phổi ở trẻ, tình trạng này có tên Hội chứng Má Đỏ. 
  • Virus coxsackie: virus gây ra bệnh lý chân tay miệng phổ biến ở trẻ. 
  • Herpes simplex: là bệnh mụn rộp đường sinh dục.
  • Sốt rét: gây ra từ ký sinh trùng Plasmodium và có nguy cơ lây từ người bệnh sang người khỏe thông qua đường muỗi đốt. 
  • Leptospirosis: bệnh nhiễm khuẩn bị lây từ loài chuột.
Người mẹ mắc bệnh rubella cũng khiến thai chết lưu
Người mẹ mắc bệnh rubella cũng khiến thai chết lưu

3. Dấu hiệu thai chết lưu mà bạn nên biết

Các dấu hiệu nhận biết thai chết lưu trong giai đoạn thai kỳ rất quan trọng. Việc biết được triệu chứng sẽ mẹ bầu sẽ có cách xử trí nhanh chóng và kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Những dấu hiệu đó là: 

  • Mất tim thai: không còn nghe thấy tim thai là một biểu hiện đặc trưng của thai chết lưu.
  • Đột ngột hết nghén: tình trạng nghén của người mẹ bỗng dưng hết đột ngột có thể thai nhi đã bị ảnh hưởng. Một số ít trường hợp dù thai chết lưu nhưng người mẹ vẫn còn các biểu hiện ốm nghén. 
  • Bụng co cứng: bụng nặng nề, co cứng, không còn các dấu hiệu thai máy đạp thì đây rất có thể thai chết lưu.
  • Chảy máu âm đạo: máu màu đen, đỏ, nâu, đỏ thẫm.
  • Bầu vú không căng tức: đi cùng là rỉ ối, vỡ ối nhưng người mẹ chưa chuyển dạ. 
  • Chóng mặt: kèm là sốt cao, đau lưng dữ dội, xuất huyết ở âm đạo.
Mẹ bầu đột nghiên hết nghén là dấu hiệu của thai chết lưu
Mẹ bầu đột nghiên hết nghén là dấu hiệu của thai chết lưu

4. Cách chẩn đoán thai lưu

Siêu âm hoặc kiểm tra siêu âm giúp xác định thai chết lưu, nhưng đôi khi phương pháp này không phát hiện nhịp tim thai nhi.

Có một số trường hợp bắt buộc phải sinh ngay, nhưng vẫn có trường hợp phải chờ cho đến khi bắt đầu chuyển dạ, thường xảy ra sau hai tuần thai chết.

Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, nếu không tự sinh được khả năng phát sinh cục máu đông sẽ rất cao, trong trường hợp này có thể áp dụng thủ thuật thúc sinh bằng thuốc.

Hormone oxytocin được tiêm vào tĩnh mạch để kích thích co thắt tử cung. Chính vì thế, tránh chỉ định mổ lấy thai, trừ khi không sinh được bằng sinh thường hoặc nguy cơ đe dọa tính mạng người mẹ cao.

Nhau thai và dây rốn được loại bỏ sau khi bé ra đời và chúng sẽ được tiến hành kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân.

Phương pháp siêu âm có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai chết lưu
Phương pháp siêu âm có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai chết lưu

5. Khi phát hiện thai lưu cần làm gì?

Thai chết lưu đối với người mẹ mà nói thì đây là cú sốc rất lớn, gây ảnh hưởng đến tâm trạng của họ trong một thời gian dai. 

5.1 Trường hợp thai nhỏ

Khi siêu âm thai không thấy tim thai hoặc nhịp tim thai, để chắc chắn thai đã lưu, bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau 3 – 7 ngày.

5.1 Thai lớn

Việc đưa thai lớn ra ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm hơn cho người mẹ. Chính vì thế, khi chẩn đoán phải chắc chắn, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe liên. Bên cạnh đó, chuyên gia sẽ giải thích, tư vấn để mẹ bầu, để gia đình ổn định tâm lý trước.

Trường hợp thai chết lưu, bác sĩ luôn ưu tiên cố gắng để người mẹ sinh thường và có sự can thiệp bằng thuốc hoặc các biện pháp khác. Trường hợp thai lưu nhưng kích thước lớn hoặc sức khỏe thai phụ yếu thì mới can thiệp mổ lấy thai.

Nếu thai chết lưu bác sĩ sẽ ưu tiên cứu người mẹ
Nếu thai chết lưu bác sĩ sẽ ưu tiên cứu người mẹ

6. Những cách phòng ngừa thai chết lưu

Để phòng ngừa thai chết lưu, mẹ bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

6.1 Bỏ hút thuốc

Những hóa chất trong thuốc lá làm ngăn cản oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ truyền sang bé. Cho nên, việc ngừng hút thuốc lá là việc bạn phải làm đầu tiên khi quyết định có con.

Từ bỏ sử dụng thuốc lá và chất kích thích sẽ làm giảm thiểu tình trạng thai lưu
Từ bỏ sử dụng thuốc lá và chất kích thích sẽ làm giảm thiểu tình trạng thai lưu

6.2 Giữ cân nặng hợp lý

Những người có chỉ số BMI ≥ 23 đều có thể mắc phải các biến chứng trong thai kỳ như đái tháo đường, cao huyết áp, tiền sản giật, đây là các yếu tố góp phần tăng nguy cơ thai lưu. Chính vì thế, mẹ bầu nên giữ mức cân nặng trong giới hạn cho phép, bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện thể dục đều đặn.

6.3  Không sử dụng rượu bia và chất gây nghiện

Bia rượu, chất gây nghiện sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé, làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sảy thai

Cho nên, phụ nữ hãy kiêng những thứ độc hại này trước và trong thai kỳ, giúp đảm bảo em bé sẽ chào đời khỏe mạnh, an toàn.

6.4 Theo dõi chuyển động của thai

Những cú đạp mạnh của bé là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh. 

Nếu người mẹ cảm nhận được thai nhi đột nhiên cử động ít hơn bình thường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. 

Can thiệp càng sớm sớm, bạn có thể tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, từ đó kịp thời ngăn chặn tình trạng thai chết lưu.

Theo dõi cử động của thai hằng ngày để có thể biết thai phát triển bình thường
Theo dõi cử động của thai hằng ngày để có thể biết thai phát triển bình thường

6.5 Ngủ nghiêng vào 3 tháng cuối thai kỳ

Tư thế nằm nghiêng sẽ rất tốt cho bé trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ. Nếu bạn nằm ngửa thì trọng lượng của chiếc bụng sẽ gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể bạn, cụ thể là:

Khi nằm ngửa, em bé và sức nặng của bụng sẽ gây áp lực lên các mạch máu chính, điều này sẽ làm ngăn cản sự vận chuyển máu và oxy đến thai nhi.

Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, việc nằm ngửa sẽ làm em bé sẽ hoạt động ít hơn và nhịp tim chậm lại.

6.6 Chăm sóc chính bản thân

Tình trạng sức khỏe của người mẹ là yếu tố quyết định cho một thai kỳ khỏe mạnh. Người mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân, lắng nghe cơ thể của mình để kịp thời xử lý những bất thường xảy ra cho cả mẹ và con. Dưới đây là một số điều người mẹ nên làm:

  • Khám thai đúng lịch và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và có thể chẩn đoán sớm các nguy cơ xảy trong trong thai kỳ, như tiền sản giật, tiểu đường, cao huyết áp,…  
  • Thành thật với bác sĩ về những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ như xuất huyết, đau dạ dày hoặc các triệu chứng khác.
  • Tiêm phòng cúm.
  • Bổ sung acid folic trước khi có thai và trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.
Acid folic nên được bổ sung trước khi có thai và trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật thai nhi
Acid folic nên được bổ sung trước khi có thai và trong suốt thai kỳ để giảm nguy cơ dị tật thai nhi

Thai chết lưu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ, cho nên cần phải ưu tiên lấy thai ra càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra phòng ngừa các tổn thương hoặc nhiễm trùng ở tử cung. 

Bên cạnh đó, người phụ nữ gặp phải tình trạng này tâm sinh lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho nên gia đình và bạn bè hãy luôn ở bên cạnh an ủi, giúp đỡ họ vượt qua nỗi mất mát này.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh, cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Hơn thế nữa, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng Lab được đánh giá đứng đầu Việt Nam và đi cùng là đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, là nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/ncbddd/stillbirth/facts.html
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9685-stillbirth
  3. https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/miscarriage-loss-grief/stillbirth
  4. https://www.nhs.uk/conditions/stillbirth/