BSCKI.-Nguyen-Tuan-Anh - 900x840px


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

BSCKI. NGUYỄN TUẤN ANH

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn

Rách cổ tử cung là tình trạng thường gặp khi phụ nữ sinh con bằng đường âm đạo hoặc do quan hệ tình dục. Trường hợp này cần được can thiệp sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Rách cổ tử cung có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản
Rách cổ tử cung có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

1. Tổng quan rách cổ tử cung là gì?

Tử cung là một cơ quan giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh dục của nữ giới, cấu tạo từ các lớp cơ trơn dày, đây là nơi phôi bám vào và phát triển cho đến khi thai trưởng thành. 

Nó có hình dạng như một chiếc nón cụt, phần đáy rộng nằm ở phía trên và phần chóp nhỏ hướng xuống dưới, gồm ba phần: thân tử cung, eo tử cung và cổ tử cung.

Cổ tử cung thông thường dài từ 2 – 3 cm và rộng 2 cm. Trước khi sinh, cổ tử cung và lỗ ngoài có hình tròn, mật độ chắc chắn. 

Sau lần đầu sinh con, cổ tử cung của người mẹ trở nên dẹt hơn, lỗ ngoài mở rộng hơn và mất hình dạng ban đầu, kết cấu cũng mềm hơn. Sinh càng nhiều lần, lỗ ngoài cổ tử cung sẽ càng mở rộng theo chiều ngang.

Khi chuyển dạ, dưới sự tác động của các cơn co tử cung, cổ tử cung từ hình trụ sẽ trở nên mỏng hơn. Hiện tượng này gọi là xóa cổ tử cung, kết hợp với mở cổ tử cung, hình thành đoạn dưới tử cung, giúp thai nhi dễ dàng ra ngoài. 

Trường hợp có bất kỳ lý do nào làm phần đáy chậu giãn nở quá mức hoặc có can thiệp thủ thuật khi người mẹ sinh nở sẽ rất dễ gây ra tình trạng rách cổ tử cung của thai phụ.

Rách cổ tử cung được xem là một sự tổn thương đơn lẻ hoặc có rách âm đạo và tầng sinh môn kèm theo. 

Phân loại rách cổ tử cung dựa trên vị trí rách trên mặt phẳng tròn đi qua cổ tử cung hoặc nằm cao hay thấp so với chỗ bám vào ống âm đạo. Nếu vị trí rách nằm phía dưới hoặc phía trên chỗ bám vào thành âm đạo, mức độ tổn thương thường nhẹ và chảy máu ít. 

Nhưng nếu vị trí rách nằm ngay trên cổ tử cung, đây là một dạng tổn thương khá nặng, chảy máu rất nhiều, một số trường hợp người bệnh sốc giảm thể tích và ảnh hưởng đến tính mạng do mất máu quá nhiều. (1)

Rách cổ tử cung được xem là một sự tổn thương đơn lẻ hoặc có rách âm đạo và tầng sinh môn kèm theo. 
Rách cổ tử cung là một tổn thương đơn lẻ hoặc có rách âm đạo và tầng sinh môn kèm theo

2. Rách cổ tử cung – Nguyên nhân do đâu?

Các dị dạng về giải phẫu và sự không tương thích trong quá trình chuyển dạ là những yếu tố gây ra nguy cơ rách cổ tử cung. 

Khi phần đầu thai nhi có kích thước quá lớn sẽ gây áp lực mạnh lên cổ tử cung, hoặc trường hợp sản phụ rặn quá sớm khi cổ tử cung chưa mở hoàn toàn, chuyển dạ kéo dài, thăm khám nhiều lần… có thể làm cho cổ tử cung trở nên yếu và có thể gây rách cổ tử cung.

Bên cạnh đó, khi bác sĩ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi chuyển dạ như giác hút hoặc kẹp gắp, mục đích là để nhanh chóng đưa đầu thai nhi ra ngoài cũng dễ gây ra tổn thương cho bộ phận này.

Ngoài ra, trong quá trình sinh thường bằng ngả âm đạo, nguy cơ rách cổ tử cung sẽ cao hơn với những người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cổ tử cung, như viêm, xơ cứng do sẹo cũ, vết rách cũ, phẫu thuật cắt một phần cổ tử cung hoặc từng can thiệp đốt điện nhiều lần trên cổ tử cung.

Nguyên nhân gây rách cổ tử cung là do sinh con hoặc quan hệ tình dục
Nguyên nhân gây rách cổ tử cung là do sinh con hoặc quan hệ tình dục sai tư thế

3. Rách cổ tử cung có ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo không?

Rách cổ tử cung khi sinh thì không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai trong tương lai. Tuy nhiên, có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. 

Trường hợp nếu rách nhỏ, thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu vết rách lớn, lan đến phần eo tử cung, dẫn đến tình trạng hở eo tử cung có thể gây sảy thai ở những lần mang thai sau này.

Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng rách cổ tử cung, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn cách điều trị.

Bạn đọc quan tâm:

4. Đối tượng có nguy cơ cao bị rách cổ tử cung

Rách cổ tử cung không phải là biến chứng sản khoa phổ biến. Tình trạng này thường xuất hiện ở những sản phụ sinh thường, gặp khó khăn khi sinh con, hoặc em bé có kích thước lớn mà thai phụ không đúng thời điểm.

Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này, thông thường là do quan hệ không đúng cách. Bên cạnh đó, một số yếu tố gây ra tổn thương bộ phận này ở phụ nữ là:

  • Quan hệ tình dục lần đầu sai tư thế, thô bạo, hoặc sử dụng dụng cụ tình dục có nhiều góc cạnh làm tăng nguy cơ rách tử cung.
  • Quan hệ tình dục khi đã mãn kinh, âm đạo nữ giới ngắn, khô và kém đàn hồi, dễ gây ra các vết trầy xước và tổn thương.
  • Bị cưỡng bức hoặc bạo lực tình dục.

5. Chẩn đoán rách cổ tử cung bằng cách nào?

Sau khi sinh bằng đường tự nhiên, sản phụ thường mất sự cảm nhận ở phần phụ do cơn đau từ các cơ gò tử cung và tác dụng của thuốc tê tại chỗ hoặc tê tủy sống. 

Rách cổ tử cung thường được phát hiện qua dấu hiệu chảy máu liên tục sau sinh. Lượng máu chảy tùy thuộc vào mức độ, vị trí và độ sâu của vết rách ở bộ phận này cùng với mối liên quan đến các cơ quan xung quanh. 

Cần phân biệt với băng huyết trong trường hợp này, mặc dù máu vẫn chảy liên tục nhưng tử cung vẫn co thắt tốt và có thể cảm nhận được khối gò ở vùng hạ vị.

Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ khám bằng mỏ vịt, để lộ toàn bộ thành âm đạo và cổ tử cung. Sử dụng kẹp hình tim để kiểm tra từng phần của cổ tử cung nhằm phát hiện tổn thương. Sau đó, cầm máu tại chỗ để quan sát và đánh giá, sau đó đưa ra hướng xử trí.

Khám bằng mỏ vịt để xác định chính xác người bệnh có bị rách cổ tử cung hay không
Khám bằng mỏ vịt để xác định chính xác người bệnh có bị rách cổ tử cung hay không

Nếu thấy vết rách đang chảy máu hoặc đã ngừng, người bệnh cần được gây tê và can thiệp bằng cách khâu lại. Thủ thuật này cần thực hiện bởi một chuyên gia có kinh nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn cho người mẹ. 

Nếu máu chảy nhiều do vết rách phức tạp, có liên quan đến các cơ quan xung quanh, người bệnh có thể bị sốc do mất máu. Lúc này cần ưu tiên hồi sức, bù dịch đẳng trương và bù máu trước, sau đó thực hiện thủ thuật tại phòng mổ đầy đủ trang thiết bị.

Sau khi can thiệp, sản phụ cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng chảy máu âm đạo và các chỉ số sinh hiệu tại phòng hồi sức cho đến khi ổn định. Nếu máu còn chảy, bác sĩ cần kiểm tra lại và có thể phải khâu lại. 

Theo dõi lượng máu mất, xét nghiệm hồng cầu, đo nồng độ hemoglobin và truyền máu nếu cần thiết. Trong quá trình can thiệp người bệnh có thể bị nhiễm trùng, sản phụ cần được chỉ định kháng sinh phổ rộng trong 5 ngày và được hướng dẫn cách theo dõi sau khi xuất viện. (2)

6. Xử lý rách cổ tử cung bằng cách nào?

Cách tốt nhất để xử lý rách cổ tử cung thì phương pháp tối ưu là khâu vết rách.

6.1 Khâu chuẩn bị

Người thực hiện: một bác sĩ sản khoa và nữ hộ sinh có kinh nghiệm.

Dụng cụ:

  • Van âm đạo
  • Kẹp hình tim
  • Kẹp sát trùng
  • Kéo thẳng đầu tù (sắc)
  • Kẹp kim
  • Nhíp
  • Chỉ Vicryl số 1
  • Bơm tiêm
  • Dung dịch sát khuẩn

Người bệnh cần được đánh giá toàn diện về lượng máu bị mất, mạch, huyết áp, toàn trạng và mức độ co thắt của tử cung sau sinh (nếu co thắt kém cần dùng thuốc).

Kiểm tra các bệnh của người mẹ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chức năng đông máu như giảm tiểu cầu, APTT kéo dài, giảm fibrinogen,…

Thăm khám và hỏi về tiền sử bệnh, mục đích là để phát hiện các trường hợp dị ứng với thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh.

Khâu vết rách là cách tối ưu nhất để điều trị rách cổ tử cung
Khâu vết rách là cách tối ưu nhất để điều trị rách cổ tử cung

6.2 Tiến hành khâu cổ tử cung

  • Bước 1: giảm đau cho sản phụ (nếu chưa gây tê ngoài màng cứng để giảm đau trong và sau sinh).
  • Bước 2: khâu vết rách cổ tử cung bằng chỉ tự tiêu, quan sát rõ hai mép rách để khâu và tránh khâu nhầm các vị trí xung quanh khac.
  • Bước 3: Khâu lại vết rách ngoài tử cung (nếu có) và vết rách thành âm đạo bằng chỉ tự tiêu.

6.3 Theo dõi tình trạng người bệnh

  • Theo dõi sinh hiệu, mạch, huyết áp.
  • Theo dõi chảy máu: nếu máu còn chảy, cần kiểm tra và khâu lại.
  • Theo dõi lượng máu mất: thực hiện các xét nghiệm về công thức máu như hồng cầu, hemoglobin và truyền máu nếu cần thiết.
  • Dùng kháng sinh: sử dụng kháng sinh phổ rộng trong 5 ngày sau khi khâu. (3)

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

  1. An intrapartum cervical buttonhole tear: A case report and review of rare tear pathogenesis. (2024). Retrieved 31 May 2024, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10238828
  2. 8.5 Cervical and vaginal tears. (2024). Retrieved 31 May 2024, from https://medicalguidelines.msf.org/en/viewport/ONC/english/8-5-cervical-and-vaginal-tears-51417825.html
  3. Reshma Parikh, MD. Cervical lacerations: some surprising facts. (2024). Retrieved 31 May 2024, from https://www.ajog.org/article/S0002-9378(06)02415-X/fulltext