Natri (Na) được xem là một chất điện giải quan trọng của cơ thể. Natri thực hiện chức năng cân bằng hoạt động của thận, ổn định huyết áp và tham gia vào sự phát triển não bộ của trẻ em.

Thiếu natri ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Thiếu natri ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

1. Natri là gì?

Natri là chất điện giải quan trọng trong cơ thể và nó là thành phần có trong muối ăn. Trong tự nhiên, nó có nhiều trong thực phẩm hoặc được thêm vào những thực phẩm khác trong quá trình sản xuất hay chế biến để tạo hương vị cho sản phẩm.

Nếu cơ thể hấp thu đủ lượng natri hàng ngày, thì nó chính là một yếu tố giúp xây dựng một sức khỏe tốt. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra các ion tích điện cho cơ thể.

Chúng xuất hiện ở khắp cơ thể, như trong máu, nội bào. Bên cạnh chức năng duy trì cân bằng môi trường chất lỏng, nó còn đóng vai trò quan trong cho sự hoạt động của thần kinh và các khối cơ.

Trong cơ thể, việc điều chỉnh nồng độ natri được thực hiện bởi thận, bằng cách điều chỉnh lượng nước tiểu. Nhưng natri có thể đi ra ngoài bằng tuyến mồ hôi.

Natri là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể
Natri (muối) là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể

2. Cơ thể cần lượng Natri bao nhiêu?

Theo WHO, nhu cầu hấp thụ natri của con người được chia theo từng lứa tuổi như sau:

  • Ở người trưởng thành khoảng, nhu cầu natri hàng ngày là 5g.
  • Trẻ dưới một tuổi thì phải dưới 1g muối/ngày. Không cần bổ sung Na vào thức ăn vì trong các thực phẩm tự nhiên đều đã có lượng Na phù hợp.
  • Trẻ từ một đến ba tuổi tối đa 3g muối/ngày.
  • Trẻ từ 7 tuổi trở lên tối đa 5g muối.
  • Đối với người bệnh mắc các bệnh về tim mạch, thận, thì cần điều chỉnh lượng muối Na theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Còn đối với các bé sinh non, chức năng thận của chúng còn kém, do đó nên nên hạn chế ở mức thấp nhất. Vì thế, phụ huynh nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc lựa chọn những loại sữa công thức trong thành phần có chất khoáng thấp.
Tùy theo lừa tuổi mà nhu cầu sử dụng natri hàng ngày sẽ khác nhau
Tùy theo lứa tuổi mà nhu cầu sử dụng natri hàng ngày sẽ khác nhau

3. Cơ thể sẽ ra sao nếu thiếu natri?

3.1 Tăng kháng insulin

Chế độ ăn ít natri sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng kháng insulin của cơ thể. Đây là tình trạng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với tín hiệu từ nội tiết tố insulin, dẫn đến làm tăng lượng đường trong máu.

Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này có thể là do người bệnh mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu, tình trạng kháng insulin tăng cao chỉ sau 7 ngày với những người có chế độ ăn nhạt hay hạn chế muối.

Chế độ ăn ít natri là nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường
Chế độ ăn ít natri là nguyên nhân gây ra bệnh lý đái tháo đường

3.2 Bệnh tim mạch

Việc giảm lượng natri trong các bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm huyết áp. Nhưng huyết áp chỉ là một trong những yếu tố gây bệnh chứ nó không phải là yếu tố cuối cùng gây nên các bệnh tình trạng đau tim hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

Nếu một người hấp thụ ít hơn 3000 mg muối mỗi ngày thì có làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim bao gồm đau tim và đột quỵ.

Ngoài ra, nếu một người bị bệnh tim mà sử dụng natri ở mức thấp hơn với mức khuyến nghị có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

3.3 Tử vong do suy tim

Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Nhưng điều này không có nghĩa là quả tim đã ngừng hoạt động hoàn toàn, chỉ là sức khỏe của nó đã yếu đi rất nhiều.

Chế độ ăn ít muối sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người bệnh bị suy tim. Thực tế, ảnh hưởng của việc ăn hạn chế muối rất lớn, khiến cho tỷ lệ tử vong cao hơn 160%.

Chế độ ăn ít natri sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người bệnh bị suy tim
Chế độ ăn ít natri sẽ làm tăng nguy cơ tử vong ở những người bệnh bị suy tim

3.4 Làm tăng cholesterol

Theo các nhà khoa học, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn LDL tăng và triglyceride cũng tăng.Chế độ ăn ít natri có thể làm tăng nồng độ của cả hai chất này.

Ở người khỏe mạnh, chế độ ăn ít natri có tỷ lệ tăng 4.6% LDL và 5.9% triglyceride.

Việc hạn chế muối trong các bữa ăn hàng ngày chỉ gây giảm huyết áp ở mức vừa phải đối với những người bị huyết áp cao.

3.5 Tăng nguy cơ tử vong ở người bị đái tháo đường

Người mắc bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn so với những người có sức khỏe khác. Chính vì thế, có rất nhiều hướng dẫn cho người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn muối.

Theo một nghiên cứu, lượng natri thấp sẽ tăng nguy cơ tử vong ở những người mắc cả bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Mặc hạn chế của nghiên cứu này là chưa đủ chứng cứ để giải thích cho mối liên quan này. 

3.6 Hạ natri máu

Đây là tình trạng xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp. Triệu chứng của tình trạng này tương tự như triệu chứng của mất nước. Trường hợp nghiêm trọng, thì có thể khiến cho não sưng lên, gây ra các cơn đau đầu, co giật, hôn mê và nặng nhất là tử vong.

Đối với người lớn tuổi, họ sẽ có nhiều nguy cơ hạ natri máu cao hơn so với những người có độ tuổi trẻ hơn. Nguyên nhân là do người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh và phải dùng thuốc thường xuyên, lâu dài mới có thể làm giảm nồng độ Na trong máu.

Hạ natri máu liên quan đến tập thể dục, tình trạng này thường gặp ở các vận động viên. Nguyên nhân là do họ uống quá nhiều nước và lượng natri đã bị mất qua mồ hôi không được bù lại.

Theo Học viện Y khoa Quốc gia khuyến nghị, lượng natri được sử dụng mỗi ngày phải dưới 2300 mg, tương đương với 5,8g muối. 

Nhưng nếu, trong chế độ ăn có quá nhiều muối Na có thể gây hại đến sức khỏe, nhưng nếu hạn chế natri cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Đối tượng dễ bị hạ natri máu phần lớn là những vận động viên
Đối tượng dễ bị hạ natri máu phần lớn là những vận động viên

4. Natri quan trọng với mẹ bầu như thế nào?

Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ là điều rất cần được quan tâm. Khi mang thai, natri thực hiện những nhiệm vụ như sau:

  • Giúp dây thần kinh, cơ bắp và các cơ quan của người mẹ hoạt động bình thường. 
  • Chất lỏng của cơ thể trong quá trình mang thai sẽ tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của em và chất này thực hiện chức năng giữ cân bằng chất lỏng.
  • Làm giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi
  • Làm giảm nguy cơ trẻ nhẹ cân khi sinh ra.

5. Thừa natri ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu

5.1 Cơ thể phù nề 

Tình trạng phù ở bàn chân, mắt cá chân,… được coi là triệu chứng bình thường của thai kỳ. Nó xảy ra do cơ thể mẹ bầu đang giữ nhiều chất lỏng và điều này rất cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt là những tuần cuối của thai kỳ.

Việc ăn quá nhiều muối có thể làm tình trạng phù ở mẹ bầu trở nên nghiêm trọng. Do đó nếu cảm thấy tình trạng này có xu hướng nặng hơn, mẹ bầu cần xem xét giảm ăn mặn để tránh thừa muối Na khi mang thai.

Hấp thu quá nhiều natri khiến mẹ bầu bị phù nề nghiêm trọng
Hấp thu quá nhiều natri khiến mẹ bầu bị phù nề nghiêm trọng

5.2 Suy giảm chức năng thận 

Tình trạng thừa natri khi mang thai làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Đối với những mẹ bầu có nồng độ natri trong máu cao sẽ dễ bị tăng huyết áp và có thận kém phát triển.

Thừa natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận
Thừa natri sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận

5.3 Tiền sản giật

Trường hợp natri trong máu cao sẽ làm tăng lượng canxi trong cơ thể. Cứ 2,3g Na được thận lọc ra, có khoảng 24 đến 40mg canxi bị hòa tan trong nước tiểu. Vì thế, việc thừa natri khi mang thai làm giảm lượng canxi, đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp.

Tình trạng mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tiền sản giật, đây là tình trạng nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị sinh non.

5.4 Viêm vùng miệng

Khi mang thai nếu lượng natri bị dư thừa có thể làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi nảy nở. Đây chính là câu giải thích tại sao các mẹ bầu thường hay bị viêm họng, viêm niêm mạc miệng,… khi mang thai.

Bên cạnh đó, tình trạng thừa natri khi mang thai còn khiến mẹ bầu bị mất nước, tim loạn nhịp, đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng và thể chất của cả hai mẹ con.

6. Natri có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản không?

Một chế độ ăn nhiều muối sẽ có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản của con người, vì gây tổn thương đến tinh trùng của nam giới và làm giảm sản xuất trứng của nữ giới.

Bên cạnh đó, chất điện giải này còn được tin là có tác động tiêu cực với sự phát triển và chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới như giảm điều tiết hormone sinh dục (testosterone, FSH, LH).

Việc cơ thể hấp thụ một lượng muối Na lớn sẽ khiến tinh trùng chịu áp lực oxy hóa dẫn đến việc tổn thương và làm giảm khả năng sinh sản của nam giới. Đối với nữ giới, ăn nhiều quá muối sẽ làm giảm sản xuất nang trứng và gây ra quá trình tự chết ở tế bào hạt.

Chính vì thế, natri không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cơ thể mà còn ngăn cản quá trình phát triển của buồng trứng và làm tăng khả năng vô sinh.

Quá nhiều natri trong cơ thể sẽ tác động tiêu cực đến các hormone sinh sản của cả nam và nữa
Quá nhiều natri trong cơ thể sẽ tác động tiêu cực đến các hormone sinh sản của cả nam và nữ

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyponatremia/symptoms-causes/syc-20373711
  2. https://www.healthline.com/health/hyponatremia
  3. https://www.medicalnewstoday.com/articles/323831