Ý nghĩa của màu máu kinh nguyệt đối với sức khỏe sinh sản
Máu kinh nguyệt của một người có thể chỉ ra các tình trạng sức khỏe khác nhau. Màu máu kinh có thể thay đổi từ đỏ tươi đến nâu sẫm hoặc thậm chí là đen.
1. Phân loại màu máu kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể thải mô và máu từ tử cung qua âm đạo. Chất dịch đẫm máu này có thể thay đổi từ màu đỏ tươi đến màu nâu sẫm hoặc xám hay đen tùy thuộc vào tình trạng cơ thể chị em.
Máu lưu lại trong tử cung đủ lâu sẽ phản ứng với oxy (oxy hóa). Máu đã có thời gian oxy hóa lâu hơn sẽ có màu sẫm hơn.
Sự thay đổi nội tiết tố và tình trạng sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu của máu kinh nguyệt.
1.1 Máu kinh có màu hồng
Thông thường, máu kinh có màu hồng vào đầu hoặc cuối kỳ kinh khi lượng máu ra ít hơn. Sự thay đổi màu sắc xuất phát từ chất nhầy bình thường trộn lẫn với máu.
Sử dụng biện pháp tránh thai có chứa nội tiết tố có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó dẫn đến lượng máu ra ít hơn và có màu hơi hồng trong kỳ kinh nguyệt.
Trong một số trường hợp, phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng có thể thấy máu kinh màu hồng. Nồng độ estrogen thấp hơn trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể ảnh hưởng đến dòng chảy và màu sắc của máu kinh nguyệt.
Ngoài ra, quan hệ tình dục có thể tạo ra những vết rách nhỏ ở âm đạo hoặc tử cung. Máu từ những vết rách này vô tình hòa trộn với dịch âm đạo và thoát ra khỏi cơ thể dưới dạng dịch tiết có màu hồng.
Máu kinh có màu hồng có thể là do các nguyên nhân sau:
- Cơ thể đang giảm cân quá mức.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Thiếu máu.
1.2 Máu kinh có màu đen
Máu kinh có màu đen có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối chu kỳ kinh nguyệt của chị em . Màu sắc này thường là dấu hiệu của máu cũ hoặc máu mất nhiều thời gian hơn để rời khỏi tử cung và có thời gian oxy hóa, đầu tiên nó sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đỏ sẫm, sau đó chuyển dần sang màu đen.
Máu đen đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của sự tắc nghẽn bên trong âm đạo Các triệu chứng khác của tắc nghẽn âm đạo có thể bao gồm:
- Dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Khó tiểu hơn bình thường.
- Ngứa hoặc sưng bên trong hoặc xung quanh âm đạo.
1.3 Máu kinh có màu nâu hoặc đỏ sẫm
Giống như máu đen, màu nâu hoặc đỏ sẫm là dấu hiệu của máu cũ và có thể xuất hiện vào đầu hoặc cuối kỳ kinh. Máu màu nâu hoặc đỏ sẫm không có thời gian oxy hóa lâu như máu đen và có thể xuất hiện với nhiều sắc thái khác nhau.
Đôi khi máu nâu hoặc đỏ sẫm có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ mà các bác sĩ gọi là chảy máu cấy ghép. Dịch tiết màu nâu hoặc đốm khi mang thai có thể chỉ ra sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung, đó là trứng đã thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng thay vì tử cung.
Để tránh tình trạng không mong muốn xảy ra, chị em nếu ra máu nâu hoặc đỏ sẫm ngoài chu kỳ kinh nguyệt cần phải liên hệ với bác sĩ để tiến hành kiểm tra.
1.4 Máu kinh có màu đỏ tươi
Đây là màu máu báo hiệu cơ thể khỏe mạnh. Do máu không tiếp xúc với không khí nên không bị oxy hóa, từ đó màu máu không bị biến đổi. Máu thường có màu đỏ tươi vào những ngày nặng trong kỳ kinh khi lượng máu kinh đều đặn.
1.5 Máu kinh có màu cam
Máu cam hoặc dịch tiết ra có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas. Nếu chị em đang gặp phải các triệu chứng khác như ngứa âm đạo hoặc khó chịu, nên đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa phụ khoa để thăm khám kịp thời.
1.6 Máu kinh có màu xám
Chất dịch màu xám có thể không phải là máu kinh mà là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Nó thường đi kèm với mùi tanh và ngứa. Tương tự như máu màu cam, nếu chị em gặp phải tình trạng dịch màu xám, cũng cần tiến hành kiểm tra và thăm khám một cách sớm .
1.7 Máu kinh có màu xanh lá
Tương tự như dịch tiết màu xám, màu xanh lá cây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ phụ khoa nếu chị em gặp hiện tượng này.
2. Máu kinh hình thành cục có đáng lo ngại không?
Kết cấu và tính quán của kỳ kinh có thể thay đổi trong suốt thời kỳ rụng trứng của chị em phụ nữ. Khi máu kinh trộn với mô nội mạc tử cung (mô từ bên trong tử cung), nó có thể tạo ra các kết cấu khác nhau, từ dày và vón cục đến mịn và nhẹ.
Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em xuất hiện các cục máu đông nhỏ, sậm màu đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khi niêm mạc tử cung bong ra, các cục máu đông có thể tích tụ cùng với các mảnh mô.
Tuy nhiên, nếu các cục máu đông có kích thước lớn (thông thường là hơn 1 inch) và xuất hiện nhiều hoặc xuyên suốt trong chu kỳ kinh, cần liên hệ bác sĩ để kiểm tra. Bởi đó có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp, lạc nội mạc tử cung, hoặc sảy thai.
3. Máu kinh như thế nào thì cần liên hệ với bác sĩ?
Chị em hãy thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy màu máu kinh nguyệt xuất hiện bất thường nhiều hơn một lần.
Những thay đổi về kinh nguyệt có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe khác, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Không phải tất cả các tình trạng này đều nghiêm trọng hoặc cần được chăm sóc y tế, tuy nhiên để tránh lo lắng quá mức, chị em vẫn nên cân nhắc việc thăm khám.
Nếu chị em phụ nữ có một hoặc nhiều các dấu hiệu dưới đây, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản càng sớm càng tốt.
- Mất kinh: nếu 3 tháng liên tiếp chị em không có kinh nguyệt theo chu kỳ hàng tháng, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra.
- Kinh nguyệt rối loạn (không đều): điều này bao gồm các khoảng thời gian quá gần nhau hoặc quá xa nhau, cũng như các khoảng thời gian kéo dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.
- Chảy máu bất thường: chảy máu hoặc ra máu không trong chu kỳ kinh được xem là hiện tượng bất thường.
- Lượng máu nhiều hơn bình thường: chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể khác nhau ở mỗi người. Nhưng nếu chảy máu nhiều và nhanh đến mức làm tràn các sản phẩm kinh nguyệt hoặc cần thay chúng nhiều hơn một lần mỗi giờ, cũng cần phải được kiểm tra. Đặc biệt nếu tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn chảy máu hoặc bị thiếu máu.
- Cục máu đông > 1 inch: như đã đề cập ở trên đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung hoặc cổ tử cung, polyp hoặc ung thư, mất cân bằng nội tiết tố, lạc nội mạc tử cung, sảy thai, hoặc mang thai ngoài tử cung.
- Đau bụng hoặc vùng thắt lưng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
- Sốt vô cớ hoặc thường xuyên mệt mỏi, suy nhược. Đây có thể là dấu hiệu cơ quan sinh dục đang bị nhiễm vi khuẩn, cần thăm khám ngay lập tức.
Có thể thấy, màu sắc máu kinh nguyệt phản ánh được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau và máu có thể thay đổi màu sắc cũng như độ đặc trong một kỳ kinh và từ tháng này sang tháng khác.
Vì vậy, điều quan trọng đó là chị em phải biết lắng nghe bản thân, tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay khi xuất hiện những bất thường.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm nội tiết liên quan đến sinh sản.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: