Làm IUI xong bị đau bụng dưới có sao không?
Có kha khá chị em sau khi thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI) có biểu hiện đau bụng, mệt mỏi. Hôm nay, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn sẽ trả lời bạn đọc với câu hỏi “Làm IUI xong bị đau bụng dưới có sao không?”
1. Làm IUI xong bị đau bụng dưới có sao không?
Đau bụng dưới sau khi dùng IUI là biểu hiện nhiều chị em gặp phải hiện nay. Trên thực tế, tình trạng này phần lớn là do tác dụng phụ sau khi dùng thuốc kích trứng. Do đó, với câu hỏi “Làm IUI xong bị đau bụng dưới có sao không?” Câu trả lời là KHÔNG.
Về các bước thực hiện hiện IUI, trước khi bơm tinh trùng vào cơ thể người vợ, chị em được tiêm thuốc kích trứng giúp trứng trưởng thành để đạt kích thước tiêu chuẩn. Hơn nữa, còn đảm bảo chất lượng trứng và thời điểm rụng trứng đúng chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó khả năng thụ thai cao hơn.
Tuy nhiên, việc tiêm thuốc kích thích buồng trứng làm tăng nồng độ hoạt chất Estradiol dẫn đến tình trạng buồng trứng bị kích nhẹ và gây triệu chứng đau bụng dưới.
Ngoài ra, chị em bị đau bụng dưới còn bị tác động của dụng cụ dùng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Sự tác động này khiến cho bụng dưới bị đau sau khi thực hiện IUI.
Cả 2 trường hợp trên sẽ tự mất đi sau vài ngày nên không gây nguy hiểm cho chị em.
Bên cạnh đó, trong trường hợp chị em bị đau bụng dưới sau dùng IUI 10 ngày thì có thể đây là dấu hiệu chị em mang thai.
Khi thấy dấu hiệu này, chị em hãy uống nhiều nước hơn từ 3 – 4 lít nước mỗi ngày. Bổ sung các loại rau nhiều chất xơ, nhiều đạm cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, trường hợp đau bụng dưới mà chị em không chịu được có thể đến bệnh viện để được thăm khám.
2. Một số biểu hiện khác sau khi thực hiện IUI
Sau khi bơm tinh trùng được khoảng 2 tuần, chị em gặp phải một số biểu hiện như trễ kinh, buồn nôn, thèm ăn,… Đây là dấu hiệu cho thấy chị em đã thụ thai thành công. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!
- Hành kinh bị chậm: Khi đến ngày kinh nguyệt nhưng bạn không thấy biểu hiện gì cả thì có khả năng bạn mang thai. Chị em có thể dùng que thử thai để test. Nếu muốn chắc chắn và muốn biết kết quả nhanh hãy đến bệnh viện để xét nghiệm, siêu âm.
- Bị chảy máu ở âm đạo: Điều này là do trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ trên niêm mạc tử cung. Lượng máu ra ít hoặc rất ít, có màu hồng nhạt, không đỏ. Biểu hiện này có rất nhiều chị em không phát hiện được do máu ra quá ít.
- Thèm ăn liên tục: Có những chị em cảm thấy bản thân thèm ăn, ăn nhiều hơn. Thậm chí thích ăn những món mà trước đây bản thân không thích. Rồi buồn miệng, không giống như trước đây.
- Mệt mỏi, buồn nôn: Biểu hiện này là do nồng độ hormone thai nghén đặc biệt là Progestesrone tăng cao. Thêm vào đó, huyết áp và đường trong máu cũng giảm gây ra sự gia tăng sản xuất máy, tăng sinh mạch máu, tăng vận chuyển máu để nuôi bào thai. Điều này làm tốn rất nhiều năng lượng khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, buồn nôn,…
3. Sau khi làm IUI cần chú ý điều gì?
Khi làm IUI xong, chị em cần lưu một số điều dưới đây để tăng khả năng thụ thai thành công nhé.
- Sau khi vừa làm IUI xong, chị em cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ từ 30 – 45 phút để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Trường hợp chị em có bất cứ vấn đề nào xảy ra bác sĩ kịp thời ứng phó.
- Sau khi làm IUI lưu ý không nên quan hệ chăn gối ngay. Tốt nhất nên kiêng từ 3 – 4 ngày rồi mới quan hệ để không ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng, tinh trùng.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, rau xanh, hoa quả, trái cây. Xây dựng giờ giấc khoa học, không thức khuya, ngủ đúng giờ. Vận động tập thể dục nhẹ nhàng, không làm việc nặng.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không quá lo lắng về tỉ lệ thành công của IUI. Không suy nghĩ tiêu cực, tham gia các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, gặp gỡ bạn bè,… để tinh thần luôn vui vẻ, yêu đời.
- Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Tránh các loại thực phẩm đồ nhanh, dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, nhiều muối, tránh đồ uống có ga,…
- Thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ thăm khám trực tiếp để kết quả đạt như mong muốn. Thường sau 14 ngày kể từ ngày bơm tinh trùng, chị em đến bệnh viện để tiến hành các xét nghiệm beta HCG, siêu âm để biết kết quả thụ thai. Trường hợp không có dấu hiệu thụ thai, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp phù hợp.
Đến đây thì bạn đọc đã có cân trả lời cho mình với câu hỏi “Làm IUI xong bị đau bụng dưới có sao không?” cũng như một số biểu hiện gặp phải sau khi dùng IUI. Đồng thời biết cách gia tăng tỷ lệ thành công của phương pháp này. Hy vọng bài viết mang đến kiến thức hữu ích giúp chị em chuẩn bị tâm lý làm mẹ.
Nếu chị em cần tư vấn hay có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline hay đến trực tiếp bệnh viện để được giải đáp nhanh chóng.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Cảm ơn bạn đọc theo dõi.