8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều
Tư vấn chuyên môn Bài Viết
BSCKII. HỒ CAO CƯỜNG
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn
Chu kỳ kinh nguyệt không đều khi ngắn hơn 24 ngày hoặc dài hơn 38 ngày, còn đối với chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 24 đến 38 ngày.
1. Kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt bình thường thường bắt đầu ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 14, kéo dài trong 7 ngày hoặc ít hơn và theo chu kỳ bình thường từ 21 đến 45 ngày với lượng máu mất trung bình là 20 – 80 ml.
Trong hai năm đầu tiên sau khi có kinh, khoảng một nửa số chu kỳ kinh nguyệt là không rụng trứng do trục vùng dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng chưa trưởng thành.
Sau đó, khả năng phản hồi dương tính với estrogen trên tuyến yên trước được cải thiện, dẫn đến sự gia tăng hormone Luteinizing (LH) giữa chu kỳ, rụng trứng và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Kinh nguyệt không đều được định nghĩa như sau:
- Vô kinh thứ phát nếu ngừng kinh nguyệt trên 6 tháng mà không có thai
- Thiểu kinh nếu chu kỳ lặp lại khoảng > 35 ngày một lần
- Đa nang nếu chu kỳ lặp lại khoảng một lần < 21 ngày (>5 băng vệ sinh/ngày ngâm hoàn toàn)
- Giảm kinh nếu thời gian hành kinh < 2 ngày và mất máu nhẹ < 1 băng/ngày
- Rong kinh nếu thời gian hành kinh > 8 ngày (> 5 băng vệ sinh/ngày ngâm hoàn toàn)
- Đau bụng kinh nếu hành kinh gây đau đớn (đau co thắt trong 2 ngày đầu của chu kỳ, đau bụng dưới lan xuống chân)
Kinh nguyệt không đều là bình thường, khoảng 14% đến 25% số người có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì nó có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, không thể chủ quan.
Tham khảo thêm:
2. 8 nguyên nhân phổ biến dẫn đến kinh nguyệt không đều
2.1 Có thai
Mang thai sẽ khiến chị em bị mất kinh. Nếu chị em phụ nữ bị trễ kinh khoảng 1 tuần, có thể làm xét nghiệm thử thai để kiểm tra kết quả.
Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể ức chế sự rụng trứng, khiến kinh nguyệt dừng lại. Tuy nhiên chị em không cần quá lo lắng, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng việc cho con bú (cai sữa).
2.2 Nội tiết tố thay đổi
Ở tuổi dậy thì, cơ thể trải qua những thay đổi đáng kể. Có thể phải mất vài năm để các hormone điều hòa kinh nguyệt trở lại trạng thái ổn định. Trong thời gian này, kinh nguyệt không đều là điều bình thường.
Kinh nguyệt cũng trở nên không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh, đây là giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Trong thời gian này, nồng độ hormone bắt đầu giảm. Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngày càng thưa cho đến khi ngừng kinh hoàn toàn.
2.3 Gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản
Kinh nguyệt không đều đôi khi có thể chỉ ra tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây là tình trạng các túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, được gọi là u nang, phát triển trong buồng trứng. PCOS gây ra nồng độ testosterone cao, có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự rụng trứng và kinh nguyệt của một người.
Các triệu chứng khác của PCOS có thể kể đến như:
- Mụn trứng cá.
- Rậm lông.
- Tăng cân do cơ thể kháng insulin.
2.4 Rối loạn ăn uống
Chẳng hạn như chứng chán ăn, cuồng ăn hoặc rối loạn ăn uống vô độ có thể gây ra tình trạng mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Các dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống có thể bao gồm:
- Hạn chế tối đa lượng thức ăn hoặc lượng kalo nạp vào cơ thể.
- Cắt bỏ toàn bộ các nhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn uống một cách không cần thiết, chẳng hạn như carbohydrate.
- Nhịn ăn, sau đó là ăn uống vô độ.
- Ăn một lượng lớn thức ăn khi không đói.
2.5 Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào đáng lẽ ra phải phát triển bên trong tử cung nhưng lại phát triển bên ngoài tử cung. Những tế bào này tạo nên niêm mạc tử cung, dày lên và bong ra theo từng chu kỳ kinh nguyệt.
Khi các tế bào phát triển ở nơi khác, sự dày lên và bong ra theo chu kỳ này sẽ gây ra những cơn đau đáng kể. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Chu kỳ kinh đau dữ dội.
- Có các cục máu đông lớn.
- Chảy máu bất thường.
- Khó mang thai.
- Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn.
2.6 Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp sản xuất hormone ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhịp tim và các chức năng cơ bản khác. Nó cũng giúp kiểm soát thời gian rụng trứng và kinh nguyệt.
Những người bị cường giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp, trong khi những người bị suy giáp lại không sản xuất đủ.
Bệnh tuyến giáp có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt nặng hoặc nhẹ và có thể khiến kinh nguyệt không đều. Tuyến giáp cũng có thể khiến quá trình rụng trứng ngừng lại ở một số người gây ra mất kinh.
Các triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm:
- Luôn lo lắng, bồn chồn
- Tim đập nhanh
- Mất ngủ thường xuyên
- Kinh nguyệt không đều
- Tăng cân hoặc giảm cân bất thường
Các triệu chứng của bệnh suy giáp đó là:
- Mệt mỏi
- Tăng cân không giải thích được hoặc giảm cân bất thường
- Kinh nguyệt không đều hoặc vô sinh
- Da khô
- Nhạy cảm với nhiệt độ lạnh
- Trầm cảm
- Rụng tóc
Bệnh tuyến giáp có thể điều trị được. Tuyến giáp hoạt động kém có thể cần hormone tuyến giáp, trong khi iốt phóng xạ có thể giúp điều trị bệnh cường giáp. Một số loại rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ cần phải cắt bỏ tuyến giáp.
2.7 U xơ tử cung
U xơ là sự tăng trưởng có thể phát triển trong thành tử cung. Hầu hết các u xơ đều không phải ung thư. Chúng có thể có kích thước từ hạt táo đến kích thước của quả bưởi.
U xơ tử cung có các biểu hiện sau:
- Đau vùng chậu và vùng thắt lưng.
- Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
2.8 Yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ bao gồm tuổi tác, cân nặng, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, tiêu thụ caffeine, hút thuốc, tiếp xúc với dung môi hữu cơ, nghề nghiệp, nơi làm việc, điều kiện y tế và lối sống không lành mạnh.
3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ
3.1 Hội chứng chuyển hóa
So với những phụ nữ có tiền sử chu kỳ kinh nguyệt bình thường, những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có xu hướng có chỉ số khối cơ thể cao hơn và có nhiều khả năng mắc HTN, tăng cholesterol máu và DM hơn.
3.2 Bệnh tiểu đường loại 2
Suy giảm khả năng tiết và nhạy cảm insulin, rối loạn chức năng của tế bào beta và suy giảm khả năng dung nạp glucose là những đặc điểm của đái tháo đường týp 2.
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc cực kỳ không đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn đáng kể. Chu kỳ kinh không đều có thể là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin tiềm ẩn.
3.3 Bệnh tim mạch
Phụ nữ có tiền sử chu kỳ kinh không đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành tăng 28% so với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Nguyên nhân có thể là do kinh nguyệt không đều có liên quan đến PCOS, có liên quan đến rối loạn chuyển hóa và dẫn đến bệnh tim mạch.
Ở phụ nữ mắc PCOS, nhiều yếu tố nguy cơ mạch vành đã được xác định rõ, bao gồm tỷ lệ béo phì cao, không dung nạp glucose, tăng đề kháng insulin và tăng huyết áp.
Rối loạn lipid cũng bao gồm tăng nồng độ chất béo trung tính, cholesterol toàn phần, lipoprotein mật độ thấp và giảm nồng độ lipoprotein mật độ cao.
3.4 Sức khỏe tâm lý và tâm thần
Kinh nguyệt không đều có liên quan đến thời gian ngủ ngắn, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm lý xã hội khác. Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt cũng liên quan đến rối loạn ăn uống và các triệu chứng rối loạn trầm cảm.
Điều này có thể là do nồng độ estrogen thấp hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần nói chung, làm tăng tỷ lệ trầm cảm và lo lắng.
3.5 Khả năng sinh sản
Yếu tố chính gây vô sinh ở nữ là không rụng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của vấn đề rụng trứng. Sự không rụng trứng có thể là do trục trặc ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, chẳng hạn như do khối u tuyến yên, hoặc nếu vùng dưới đồi không tiết ra đủ hormone giải phóng gonadotropin để kích thích giải phóng FSH và LH, dẫn đến rụng trứng.
3.6 Vấn đề mang thai
Vai trò của chu kỳ kinh nguyệt có liên quan chặt chẽ đến khả năng sinh sản hoặc khả năng mang thai của người phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
Phụ nữ bị biến chứng khi mang thai có xu hướng có chu kỳ kinh nguyệt không đều trước khi thụ thai.
Ngay cả những bất thường nhẹ về chu kỳ cũng có thể chỉ ra các rối loạn rụng trứng liên quan đến khả năng sinh sản, và những phụ nữ hiếm muộn thụ thai tự nhiên được coi là có nguy cơ cao gặp phải các kết quả bất lợi về sản khoa và sơ sinh, bao gồm tiền sản giật, xuất huyết trước sinh, cao huyết áp thai kỳ, sinh non, nhẹ cân và thai chết lưu.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe tổng quát, các xét nghiệm nội tiết liên quan đến sinh sản.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|