Hệ thần kinh của con người là một trong những cơ quan tiến hóa vượt trội nhất, là nơi nắm giữ nhiều chức năng, cũng như thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng phục vụ cho hoạt động sống của con người. Một khi hệ thần kinh mắc bệnh thì kéo theo sức khỏe của con người cũng đi xuống.

Hệ thần kinh và 5 bệnh lý thường gặp
Hệ thần kinh và 5 bệnh lý thường gặp

 

1. Tìm hiểu về hệ thần kinh

Hệ thần kinh là một hệ phân hóa cao nhất trong cơ thể, theo dạng ống và mạng lưới, được cấu tạo bởi mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh – nơron và các tế bào đệm. 

Việc tạo ra hai thành phần cơ bản của não, hạch thần kinh là chất xám và chất trắng là do quá trình làm việc của các nơron. 

Hệ thần kinh được chia thành 2 bộ phận chính là thần kinh trung ương (não, tủy sống) và thần kinh phận ngoại biên(các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó thần kinh trung ương giữ vai trò chính. 

Hệ thần kinh thực hiện các chức năng sau, hệ vận động (điều khiển cơ, xương, khớp) và hệ sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). 

Hoạt động hệ thần kinh cấp cao của con người hình thành nên nhiều các phản xạ rất phức tạp mà không bất kỳ sinh vật nào có được.

Sơ đồ hệ thần kinh của con người
Sơ đồ hệ thần kinh của con người

2. Nơron của hệ thần kinh có nhiệm vụ gì?

Cấu trúc của nơron trong hệ thần kinh gồm thân chứa nhân, hình sao, có nhiều cạnh và các sợi. Thân nơron phát đi nhiều sợi ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh được gọi là sợi trục. 

Chạy dọc sợi trục có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao myelin. Dây trục nối giữa thần kinh TW với các cơ quan, những sợi này đi chung với nhau thành từng bó được gọi là dây thần kinh. 

Khoảng cách giữa các bao myelin này có những đoạn ngắn đó là eo ranvie, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ từ sợi trục của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan thụ cảm được gọi là xinap. 

Nơron có nhiều hình dạng như:

  • Nơron đa cực, thân nhiều sợi nhánh.
  • Nơron lưỡng cực có một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau.
  • Nơron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp thành. 

Nơron có chức năng là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng phát ra tín hiệu hóa học. Có ba loại nơron, đó là:

  • Nơron cảm giác (hướng tâm): phần thân nằm ngoài thần kinh TW dẫn xung thần kinh về trung tâm.
  • Nơron liên lạc (trung gian): nằm trong thần kinh trung ương, gồm các sợi hướng tâm và ly tâm, có chức năng liên lạc.
  • Nơron vận động (ly tâm): thân nằm trong thần kinh TW (hoặc hạch thần kinh sinh dưỡng), chức năng là dẫn truyền các xung ly tâm từ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để kích thích vận động hoặc bài tiết.

Theo các chuyên gia, nơron là tế bào dài nhất trong cơ thể, độ biệt hóa cao, nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng đổi lại các tế bào này có khả năng tái sinh nếu bị tổn thương.

Nơ-ron là tế bào thần kinh có trong não bộ
Nơ-ron là tế bào thần kinh có trong não bộ

3. Hệ thần kinh hoạt động như thế nào?

Các tín hiệu được truyền đi trong dây thần kinh nhờ hàng tỷ tế bào, chúng được gọi là tế bào thần kinh. Các khoảng trống giữa những tế bào này được gọi là khớp thần kinh.

Những tế bào thần kinh được liên kết với nhau nhờ vào các chất hóa học, chất này được gọi là chất dẫn truyền thần kinh, chúng di chuyển qua các khớp đến tế bào thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh là dopamine và serotonin.

Chỉ khi tín hiệu được thông báo đến đúng nơi thì quá trình mới kết thúc. Đây là cách mà các tín hiệu từ cơ thể phản hồi tới não và tủy sống. 

Ví dụ, nếu cơ thể dẫm phải thứ sắc nhọn, các dây thần kinh ở bàn chân sẽ gửi tín hiệu đến nơron thần kinh trung ương rằng: đau quá. Hai bộ phận trong hệ thần kinh là não và tủy sống phản hồi lại bằng một thông điệp là cơ thể sẽ phản xạ là rút chân ra.

Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động và suy nghĩ của con người
Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động và suy nghĩ của con người

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh

Hệ thần kinh có rất nhiều hàng rào bảo vệ. Chẳng hạn, não được bảo vệ bởi hộp sọ hay tủy sống được che chắn bởi các xương nhỏ trong cột sống và các lớp màng. Hai bộ phận này được gọi là dịch não tủy.

Cũng giống như bất kỳ bộ phận khác trên cơ thể bạn, hệ thần kinh cũng có thể mắc bệnh. Trường hợp xảy ra rối loạn làm tổn thương, đều sẽ ảnh hưởng đến sự liên lạc giữa hệ thần kinh và cơ thể, ví dụ như:

  • Bệnh nhiễm trùng: viêm não, viêm màng não hoặc bại liệt.
  • Cơ thể bị chấn thương, bệnh liệt Bell, hội chứng ống cổ tay.
  • Một số bệnh lý liên quan đến thần kinh như: Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Alzheimer.
  • Các bệnh liên quan đến mạch máu, như đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) hoặc tụ máu dưới màng cứng.
Hệ thần kinh cũng có thể bị mắc bệnh
Hệ thần kinh cũng có thể bị mắc bệnh

5 bệnh lý thần kinh thường gặp

4.1 Bệnh Alzheimer

Đây là loại bệnh mất trí nhớ, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của một người. 

Bệnh lý này liên quan đến sự tích tụ của protein và hóa chất trong não, dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ trầm trọng hơn theo thời gian. 

Bệnh Alzheimer được xem là một bệnh phổ biến ở người Úc lớn tuổi, nhưng nó không thuộc quá trình lão hóa bình thường. 

Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm phương pháp điều trị khỏi bệnh Alzheimer, nhưng có một số loại thuốc và làm quen với các hành vi mới có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi
Bệnh Alzheimer là loại bệnh mất trí nhớ, gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi

4.2 Đa xơ cứng

Tên tiếng Anh là Multiple Sclerosis, đây là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nó là một bệnh phổ biến ở phụ nữ, gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh gây tổn thương vỏ bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh có trong não và tủy sống.

Bệnh lý này gây ra sẹo trong hệ thần kinh và làm ngăn chặn việc truyền tín hiệu từ dây thần kinh đi khắp cơ thể. 

Nguyên nhân của bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Theo các nhà nghiên cứu, đây được xem là một bệnh tự miễn dịch, gây ra bởi các yếu tố di truyền hoặc môi trường. 

Vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh đa xơ cứng. Các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc và kết hợp với các liệu pháp khác để ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương
Bệnh đa xơ cứng là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

4.3 Bại não 

Tình trạng này ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể do chấn thương sọ não. Các thương tổn có thể xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh và nghiêm trọng hơn theo thời gian. 

Người mắc bệnh này sẽ bị ảnh hưởng đến chuyển động và tư thế của cơ thể, thường xuất hiện dưới dạng cơ mềm, cứng hoặc chuyển động cơ không tự chủ.

Bệnh lý này có ảnh hưởng đến chuyển động, tư thế, trương lực cơ. Nó cũng là suy giảm thị lực, thính giác, tư duy. Đây là một dạng tổn thương não là vĩnh viễn và không thể chữa khỏi.

Người bị bại não nhẹ thì tuổi thọ khá giống với người bình thường nhưng có thể khiến cơ thể bị căng thẳng và lão hóa sớm. Mặc dù bệnh lý này không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng nhiều cách.

Bệnh bại não ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể do chấn thương sọ não
Bệnh bại não ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể do chấn thương sọ não

4.4 Bệnh Parkinson

Đây là một dạng rối loạn của hệ thần kinh, bệnh xảy ra do sự tổn thương của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine, đây là một chất rất quan trọng để kiểm soát sự hoạt động và chuyển động của cơ. 

Bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến những người trên 65 tuổi, nhưng bệnh cũng có thể phát triển sớm hơn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh Parkinson, đó là:

  • Run mất kiểm soát
  • Đau cứng các cơ, tay và chân cử động không còn linh hoạt, đi khom lưng và không thể giữ thẳng được.
  • Giọng nói thay đổi, chẳng hạn như nói nhẹ nhàng, nói nhanh hoặc nói lắp.
  • Căng thẳng, lo lắng
  • Mất khứu giác
  • Táo bón, tiết niệu mất kiểm soát
  • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi
  • Tụt huyết áp dẫn đến chóng mặt
  • Nuốt khó khăn
  • Đổ mồ hôi

Hiện tại, bệnh Parkinson chưa có cách điều trị, nhưng có thể điều trị các triệu chứng bằng cách kết hợp việc sử dụng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống khoa học, tập thể dục,…

Bệnh Parkinson xảy ra do sự tổn thương của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine
Bệnh Parkinson xảy ra do sự tổn thương của các tế bào thần kinh sản xuất dopamine

4.5 Suy tuần hoàn não 

Bệnh xảy ra do một số tình trạng hiếm gặp ở hệ thần kinh dẫn đến tắc nghẽn một hoặc nhiều mạch máu cung cấp máu cho não. 

Bệnh lý này là nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy tuần hoàn, đó là:

  • Thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu
  • Xuất hiện cục máu đông
  • Vỡ mạch máu não

Một số phương pháp được áp dụng để điều trị tình trạng này, là:

  • Sử dụng thuốc để điều trị tình trạng người bệnh, chẳng hạn làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông, giảm cholesterol, phòng ngừa cao huyết áp,…
  • Chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp như tắc nghẽn động mạch hoàn toàn,…
Suy tuần hoàn não là tình trạng hiếm gặp của hệ thần kinh
Suy tuần hoàn não là tình trạng hiếm gặp của hệ thần kinh

5. Một số cách giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh

Để có một hệ thần kinh khỏe mạnh, minh mẫn, mọi người nên thực hiện một số cách sau đây:

5.1 Ngủ đủ giấc và hợp lý

Cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng sau một ngày làm việc và học tập vất vả. Một giấc ngủ đủ sẽ giúp tinh thần trở nên sảng khoái hơn, hạn chế tình trạng mệt mỏi. 

Do đó, giấc ngủ giúp mọi người dung nạp lại nguồn năng lượng, tỉnh táo để học tập và làm việc. Một giấc ngủ hoàn hảo kéo dài khoảng 6 – 8 tiếng, mọi người nên đi ngủ từ 10h tối, không nên thức khuya.

5.2 Chế độ dinh dưỡng khoa học

Tất cả mọi người nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ), vitaminkhoáng chất. Tránh sử dụng bia rượu và chất kích thích vì chúng đều có hại cho hệ thần kinh.

5.3 Giữ tinh thần lạc quan

Khi chúng ta hạnh phúc thì cơ thể sẽ tiết ra nhiều morphin hơn, chất này được gọi là hormone hạnh phúc, nó giúp tinh thần mọi người được vui vẻ, có nhiều cảm hứng để làm việc và học tập.

Giữ tinh thần lạc quan là cách bảo vệ hệ thần kinh luôn khoẻ mạnh
Giữ tinh thần lạc quan là cách bảo vệ hệ thần kinh luôn khoẻ mạnh

5.4 Thể dục, thể thao thường xuyên

Nên lựa chọn luyện tập một môn thể thao yêu thích hoặc phù hợp với thể chất vì các hoạt động này giúp kích thích sự phát triển các tế bào thần kinh và cải thiện trí nhớ.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các gói dịch vụ thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng thể cho những người đang có ý định mang thai.

Với hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/body/21775-circulatory-system
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/23489-circulatory-system-diseases
  3. https://www.healthline.com/health/circulatory-system-diseases