Tổng hợp các xét nghiệm trước khi làm IVF mới nhất 2023
Hiện nay, lợi dụng tâm lý “khát con” của các gia đình làm IVF, một số cơ sở y tế không ngại “vẽ xét nghiệm, moi tiền”. Vấn đề nhức nhối này khiến nhiều người hoang mang không biết thực sự các xét nghiệm trước khi làm IVF gồm những gì? Chi phí ra sao? Cần lưu ý gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Các xét nghiệm trước khi làm IVF
Theo các chuyên gia hiếm muộn, sức khỏe của cha mẹ là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc quyết định sự thành bại của thụ tinh ống nghiệm. Cha mẹ càng khỏe mạnh thì tinh trùng và trứng càng tốt để tạo phôi. Do đó, trước khi tiến hành IVF, cha mẹ sẽ cần trải qua quá trình thăm khám và điều trị (nếu có bệnh).
Theo đó, quy trình khám trước khi làm thụ tinh ống nghiệm được chia thành 2 phần cơ bản sau:
- Khám tổng quát:
Bác sĩ sẽ khai thác thông tin tiền sử bệnh của hai vợ chồng gồm:
– Thói quen hàng ngày (có lạm dụng các chất kích thích không, hay thức khuya không, chế độ dinh dưỡng, hoạt động ra sao,…).
– Môi trường làm việc (có làm ở môi trường tiếp xúc với các chất độc hại, hóa học hay bức xạ gì không,…).
– Sinh hoạt vợ chồng (tần suất quan hệ, các biện pháp tránh thai trước đó, có khó khăn khi quan hệ không,…).
– Tiền sử thăm khám nam khoa và phụ khoa trước đó (có từng mắc hay điều trị viêm âm đạo, u xơ tử cung,…).
Tiếp đó, hai vợ chồng sẽ tiến hành đo cân nặng, chiều cao, huyết áp.
- Khám nam khoa hoặc phụ khoa:
Để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe sinh sản và có phác đồ điều trị hợp lý trước khi tiến hành IVF, cặp đôi hiếm muộn sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Mặt khác, các xét nghiệm trước khi làm IVF được chia theo nữ giới và nam giới. Đồng thời, bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể tùy vào từng trường hợp.
1.1 Xét nghiệm phụ khoa trước khi làm thụ tinh ống nghiệm IVF
Đối với người vợ, bác sĩ sẽ căn cứ vào những chẩn đoán sơ bộ (tiền sử hôn nhân, chu kỳ kinh nguyệt,…) để chỉ định các xét nghiệm trước khi làm IVF. Khâu khám phụ khoa này rất quan trọng trong việc xác định cơ thể mẹ có đủ điều kiện để tiến hành thụ tinh ống nghiệm hay không.
Dưới đây là 3 xét nghiệm phụ khoa cần thiết cho người vợ:
- Xét nghiệm máu: đánh giá chức năng tuyến giáp, đồng thời tầm soát các bệnh lý liên quan (bệnh về máu, tim mạch, đường huyết, gan, thận,…).
- Xét nghiệm miễn dịch: kiểm tra bạn có bị mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không (bao gồm HIV, viêm gan B, lậu, giang mai,…).
- Xét nghiệm nội tiết tố (FSH, LH, Prolactin, Estradiol, Progesteron, Testosteron): giúp đánh giá hoạt động của buồng trứng, khả năng dự trữ nang noãn của buồng trứng, tầm soát các bệnh lý liên quan (ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung,…).
Bên cạnh các xét nghiệm trước khi làm IVF, người vợ còn cần thực hiện chụp X-Quang tử cung vòi trứng và siêu âm đầu dò cổ tử cung. Đây là một thủ thuật chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp đánh giá tình trạng bên trong tử cung và các ống dẫn trứng của người vợ.
1.2 Xét nghiệm nam khoa trước khi làm thụ tinh ống nghiệm IVF
Tương tự, đối với người chồng, bác sĩ cũng căn cứ thông tin cung cấp ban đầu rồi chỉ định cụ thể các xét nghiệm trước khi làm IVF. Dưới đây là những xét nghiệm nam khoa cơ bản mà người chồng cần thực hiện:
- Xét nghiệm máu và miễn dịch: mục đích chỉ định giống ở nữ giới.
- Xét nghiệm tinh dịch đồ: giúp kiểm tra số lượng, đánh giá hình thái, sự di chuyển của tinh trùng và những thành phần có trong tinh dịch.
Kết quả tinh dịch đồ | Số lần xét nghiệm |
Bình thường | Chỉ 1 lần |
Bất thường | Ít nhất 2 lần, mỗi lần xét nghiệm cách nhau 2 tuần. |
Vô tinh | Sau xét nghiệm nhiều lần vẫn không tìm thấy tinh trùng trong tinh dịch thì được chấn đoán là vô tinh. |
- Xét nghiệm nội tiết tố: giúp kiểm tra hormone sinh dục, từ đó đánh giá khả năng sản xuất tinh trùng cũng như tầm suất nguyên nhân vô sinh ở nam giới.
Ngoài ra, căn cứ vào thông sơ bộ trong phần khám tổng quát, bác sĩ có thể chỉ định người chồng tiến hành thêm một số xét nghiệm nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm di truyền.
- Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh.
- Xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng.
Ngoài các xét nghiệm trước khi làm IVF, người chồng cũng cần siêu âm vùng bìu nhằm quan sát tình trạng của tinh hoàn, mào tinh và vùng bìu.
Thông qua thăm khám và xét nghiệm, nếu hai vợ chồng có bệnh tật gì cần phải chữa trị dứt điểm. Nếu bình thường thì cần lên công tác chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
2. Lưu ý thăm khám trước khi đi xét nghiệm
Để có những kết quả xét nghiệm nam khoa, phụ khoa chính xác, hai vợ chồng hiếm muộn cần lưu ý công tác chuẩn bị và chọn thời điểm thích hợp. Dưới đây là một số điều quan trọng trước khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
2.1 Một số kiêng kỵ trước khi xét nghiệm
Được biết, mỗi loại xét nghiệm trước khi làm IVF sẽ tiến hành vào những thời điểm khác nhau. Tùy vào lần đầu thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo riêng cho từng đối tượng.
Các xét nghiệm trước khi làm IVF | Lưu ý trước buổi xét nghiệm | |
Người vợ | Xét nghiệm phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung, siêu âm tử cung, vòi trứng | – Khi đã sạch kinh trong khoảng 3 – 5 ngày – Không quan hệ trong vòng 24 tiếng |
Xét nghiệm nội tiết (FSH, LH, Estrogen, Progesteron) | – Ngày thứ 2 của chu kỳ kinh – Mang theo một vài băng vệ sinh dự phòng để thay | |
Xét nghiệm máu và miễn dịch | – Có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong chu kỳ kinh. – Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm. – Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, rượu, bia trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu. – Tăng giảm số lượng nước lọc trong 10 – 12 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. | |
Người chồng | Xét nghiệm tinh dịch đồ | – Kiêng quan hệ, tránh thủ dâm trong 2 – 5 ngày trước khi lấy mẫu xét nghiệm. – Kiêng dùng thuốc bổ sung nội tiết tố trước 24 – 72 giờ. – Kiêng rượu, bia, cafe hoặc các chất kích thích khác (morphine, cocaine). |
Xét nghiệm nước tiểu | – Nên xét nghiệm nước tiểu vào buổi sáng. – Nhịn đói 4 – 6 giờ trước khi mà xét nghiệm. – Tạm dừng 1 ngày các loại thuốc đang dùng như: vitamin C, Riboflavin, Nitrofurantoin,… và không ăn các thực phẩm nhiều màu để tránh làm thay đổi màu sắc nước tiểu khi lấy mẫu. |
Bên cạnh đó, hai vợ chồng nên mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát để thuận lợi cho quá trình lấy mẫu xét nghiệm.
2.2 Lựa chọn cơ sở uy tín
Tính đến hiện tại, Việt Nam có hơn 40 trung tâm hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF). Trình độ bác sĩ, chất lượng trang thiết bị, dịch vụ chi phí, quy trình xét nghiệm… ở mỗi cơ sở là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn muốn tiến hành các xét nghiệm trước khi làm IVF thì nên tham khảo nhiều bên rồi đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là cơ sở y tế chuyên điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa và phụ khoa. Mỗi khách hàng khi đến Bệnh viện thăm khám và xét nghiệm sẽ được hưởng nhiều quyền lợi sau:
- Được thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm bởi đội ngũ chuyên gia y bác sĩ thuộc Top đầu ngành cả nước, ít nhất trên 10 năm kinh nghiệm.
- Các dụng cụ y tế, hệ thống máy móc nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Anh, Nhật,…
- Mô hình thăm khám 1:1, phác đồ điều trị cá biệt hóa giúp người bệnh được chăm sóc toàn diện 24/7.
- Dịch vụ chi phí tối ưu (chỉ chỉ định những hạng mục thăm khám, các xét nghiệm trước khi làm IVF cần thiết) và kèm theo những chương trình khuyến mãi giúp giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình.
Để được tư vấn và đặt lịch khám tại Bệnh Viện Hỗ trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, bạn hãy liên hệ một trong những phương thức dưới đây:
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|