Mẹ bầu khóc nhiều có ảnh hưởng xấu tới thai nhi không?
Mẹ bầu khóc nhiều là do nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi. Bên cạnh đó, khi mang thai cơ thể người mẹ có những thay đổi khác khiến mẹ nhạy cảm hơn và tâm trạng cũng thất thường hơn.
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai
Mặc dù việc khóc khi mang thai không có ảnh hưởng đáng kể tới hầu hết phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu mẹ bầu khóc nhiều và dai dẳng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và tiềm ẩn bệnh tâm lý nguy hiểm như trầm cảm.
Theo BSCKII. Hồ Cao Cường – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, nguyên nhân khiến mẹ bầu khóc nhiều có thể kể đến như:
1.1 Nội tiết tố thay đổi
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất và cũng có ảnh hưởng to lớn nhất. Ba loại hormone đó là estrogen, progesterone và gonadotropin màng đệm ở người (hCG) được sản xuất trong cơ thể.
Khi chúng có sự thay đổi mức độ có thể truyền các tín hiệu khác nhau đến não, từ đó chi phối và ảnh hưởng tới tâm trạng của thai phụ.
Đặc biệt, nồng độ progesterone có xu hướng tăng cao trong hai tháng cuối của thai kỳ, khiến thai phụ càng trở nên nhạy cảm hơn.
1.2 Căng thẳng
Mặc dù mang thai là quá trình hạnh phúc, tuy nhiên đôi lúc thai phụ vẫn không thể tránh khỏi việc căng thẳng. Các yếu tố như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sự lo lắng về sức khỏe thai nhi, kết quả siêu âm xét nghiệm, công việc, các mối quan hệ trong gia đình,… đều khiến thai phụ có thể gặp căng thẳng.
1.3 Vết rạn da
Hầu như mọi phụ nữ mang thai đều sẽ bị ít nhất một vài vết rạn da trong thời gian này. Chúng thường mờ đi theo thời gian, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy chúng có thể khiến bà bầu rơi nước mắt vì cơ thể đang thay đổi.
1.4 Cơ thể không thoải mái
Sự khó chịu về thể chất là một phần tất yếu của mỗi lần mang thai. Việc có thân hình cân đối hoặc khỏe mạnh trước khi mang thai là không quan trọng vì chắc chắn khi cơ thể mẹ bầu sẽ bị đau nhức do em bé ngày một lớn lên. Việc duy trì tư thế ngủ tốt cho cả hai mẹ con hoặc khó khăn trong việc ngủ sâu giấc cũng đủ để khiến mẹ bầu khóc nhiều.
1.5 Quần áo không vừa vặn
Việc mua sắm quần áo đôi khi có thể khiến chị em buồn phiền khi mang thai vì khi đó cơ thể quá lớn so với quần áo thông thường nhưng lại quá nhỏ đối với quần áo bà bầu. Chị em có thể dễ rơi nước mắt trong giai đoạn này, đặc biệt là trong những dịp quan trọng.
1.6 Tự ti về cơ thể
Khi mang thai, mẹ bầu có thể phải đối mặt với những thay đổi trên cơ thể như nổi mụn, nám, tàn nhang, tăng cân,… Điều này khiến mẹ dễ bị mặc cảm, thất vọng, khiến mẹ bầu khóc nhiều do tự ti.
2. Mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai ảnh hưởng tới em bé như thế nào?
2.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của bé
Mang thai có thể kéo theo những ngày căng thẳng. Sự căng thẳng thường xuyên sẽ không gây hại gì cho em bé.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc chứng lo âu và căng thẳng mãn tính và hay khóc, nó có thể khiến cơ thể sản sinh ra cortisol, một loại hormone gây căng thẳng đây cũng được xem làm nguyên nhân mẹ bầu khóc nhiều hơn.
Loại hormone này có thể được truyền sang em bé qua nhau thai. Nếu thai nhi thường xuyên tiếp xúc với hormone này khi còn trong bụng mẹ, rất có thể khi chào đời sẽ là một đứa trẻ thường xuyên lo lắng và căng thẳng.
2.2 Trầm cảm
Một số phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Trên thực tế, tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 10% phụ nữ mang thai bị trầm cảm. Điều này không tốt cho thai nhi vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sau này của bé. Trẻ em sinh ra từ những phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng được phát hiện có khả năng bị trầm cảm khi trưởng thành cao hơn bình thường.
2.3 Nhẹ cân, chậm phát triển
Mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của thai nhi mà còn tăng nguy cơ trẻ bị thiếu khoáng chất, thiếu dinh dưỡng. Từ đó có thể bị chậm phát triển hoặc sinh ra bị thiếu cân.
2.4 Tự kỷ hoặc tăng động
Như đã đề cập ở trên, khi thai phụ khóc quá nhiều, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol. Hormone này ngoài việc tác động tiêu cực tới hệ thần kinh của bé, nó còn khiến trẻ khi sinh ra có nguy cơ cao bị tự kỷ hoặc tăng động.
3. Làm thế nào để cải thiện tâm trạng cho mẹ bầu khóc nhiều
Căng thẳng khi mang thai là điều khá tự nhiên, nhưng điều quan trọng là phải giải quyết các yếu tố gây căng thẳng và vượt qua chúng.
Một số dữ liệu cho thấy rằng khi tâm trí thường xuyên bị căng thẳng mà không được chú ý đến, nó có thể làm thay đổi hệ thống quản lý căng thẳng của cơ thể.
Điều này có thể gây ra phản ứng viêm – tình trạng viêm được cho là gây ra các vấn đề về sức khỏe thai kỳ kém và các vấn đề về phát triển ở trẻ sơ sinh.
Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải lắng nghe cơ thể mình và loại bỏ những yếu tố gây căng thẳng đang cản trở cuộc sống hàng ngày. Một số phương pháp mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai có thể áp dụng như:
3.1 Tâm sự với bạn đời hoặc người thân
Nếu thai phụ cảm thấy khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và phải trải qua những cơn trầm cảm hoặc căng thẳng thường xuyên, những mẹ bầu khóc nhiều có thể lựa chọn việc tâm sự với người thân, đây được xem là một phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Ngoài ra, thai phụ có thể liên hệ các chuyên gia y tế hoặc bác sĩ tâm lý để được tư vấn và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Có những loại thuốc chống trầm cảm được kê đơn cho phụ nữ mang thai và bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng an toàn, không ảnh hưởng tới thai nhi.
3.2 Không bỏ bữa
Hãy duy trì các bữa ăn hằng ngày. Nếu mẹ không có cảm giác thèm ăn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành các bữa phụ, tuyệt đối không được bỏ bữa nào.
Việc ăn một chút đồ ngọt hoặc ăn các loại hạt/hoa quả khô như hạnh nhân, macca, óc chó, dâu tây sấy khô,… sẽ giúp mẹ bầu khóc nhiều có thể cải thiện tâm trạng.
3.3 Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Một giấc ngủ kéo dài 7 – 9 tiếng sẽ giúp cơ thể mẹ tái tạo năng lượng, lưu thông máu và cải thiện tâm trạng rất tốt. Trong giai đoạn tam cá nguyệt 2 và 3 khi em bé phát triển lớn hơn, mẹ sẽ cảm thấy khó ngủ hơn.
Hãy tham khảo việc sử dụng gối hỗ trợ để có thể ngủ đúng tư thế tốt cho cả 2 mẹ con (nghiêng bên trái) và ngủ sâu giấc.
Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc phải thức giấc nhiều lần để đi tiểu.
3.4 Massage thư giãn
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, thai phụ có thể lựa chọn việc ngồi thiền hoặc massage thư giãn. Điều này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát lượng máu lưu thông đến não, lấy lại năng lượng tích cực và thoải mái.
3.5 Tập yoga
Với những mẹ bầu khóc nhiều, bộ môn yoga không chỉ giúp cơ thể thai phụ dẻo dai hơn, gắn kết mẹ với bé hơn mà còn giúp cải thiện tâm trạng rất tốt. Hãy duy trì thói quen tập luyện yoga ít nhất từ 15 – 30 phút mỗi ngày, mẹ sẽ thấy được sự thay đổi tích cực của cơ thể.
Thật khó khăn khi mang thai và thường xuyên bị yêu cầu ở cả nơi làm việc và ở nhà, nhưng đây là lúc bạn phải chăm sóc bản thân một cách không hối lỗi – hãy đi massage (sau khi hỏi ý kiến bác sĩ), đi xem phim hoặc đi dạo một chút.
Phương pháp điều trị tại phòng khách tại thẩm mỹ viện yêu thích của bạn. Làm những điều bạn thích sẽ làm giảm căng thẳng đáng kể.
Nhận được một số bài tập. Bạn không cần phải kiệt sức trong quá trình này; chỉ cần bơm máu sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt hơn. Đặt thời gian mỗi ngày và đi dạo. Bạn cũng có thể tập yoga – môi trường yên tĩnh mà nó đảm bảo có thể giúp bạn thoát khỏi sự hỗn loạn. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày là đủ để giúp bạn thoát khỏi căng thẳng – hãy làm như vậy mỗi ngày!
3.6 Có một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng
Đối với các mẹ bầu khóc nhiều, việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh – ăn các bữa ăn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng đều đặn sẽ đảm bảo cơ thể mẹ bầu và em bé nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết, chưa kể tăng cường năng lượng và khiến chị em mang thai cảm thấy tỉnh táo, tích cực hơn.
3.7 Tránh xa các chất kích thích
Việc uống rượu bia hoặc sử dụng thuốc lá sẽ khiến thai phụ cảm thấy tồi tệ hơn đồng thời ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển và sức khỏe của em bé.
3.8 Tìm đến chuyên gia
Việc tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý sẽ giúp mẹ bầu tìm được phương pháp trị liệu phù hợp để cải thiện tâm trạng. Dựa vào thông tin mà thai phụ cung cấp, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Việc rối loạn nội tiết tố khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu khóc nhiều hơn và dễ xúc động hơn là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể.
Tuy nhiên, vì giữa mẹ và bé có một sự gắn kết thiêng liêng cho nên nếu mẹ khóc nhiều, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Vì vậy, với những mẹ bầu khóc nhiều nếu hãy cố gắng cải thiện tâm trạng, hãy giữ bản thân luôn ở trạng thái thoải mái nhất. Có như thế thai nhi mới phát triển toàn diện và dễ chăm sóc.
Chúc chị em luôn vui vẻ và có một thai kỳ khỏe mạnh!
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: