BSCKII.-Ly-Thai-loc - 900x840px


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

BSCKII. LÝ THÁI LỘC

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn

Ung thư cổ tử cung được xem là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ trên thế giới. Căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa tại Việt Nam, trường hợp hy hữu là bé gái 14 tuổi phát hiện mắc ung thư cổ tử cung.

Nguy hiểm tiềm tàng từ ung thư cổ tử cung
Nguy hiểm tiềm tàng từ ung thư cổ tử cung

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung hiện đã và đang là mối nguy đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của phụ nữ trên thế giới. 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 500.000 trường hợp mắc mới và có khoảng 250.000 ca tử vong trên thế giới được ghi nhận mỗi năm. Tính cho đến năm 2030, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung có thể tăng lên đến 443.000 người và gấp đôi các ca tai biến sản khoa.

Ở Việt Nam, có hơn 4.000 ca bệnh mới và hơn 2.000 ca tử vong vào mỗi năm. Bên cạnh đó, chi phí điều trị ung thư cổ tử cung khá đắt đỏ, gây sức ép đến nguồn lực kinh tế của gia đình bệnh nhân.

Ung thư cổ tử cung – Cervical Cancer, đây được xem là bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, chúng phát triển bất thường nên dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung. 

Các khối u này phát triển một cách mất kiểm soát, có tình trạng xâm lấn và tác động đến các cơ quan xung quanh, thường sẽ là di căn đến bàng quang, âm đạo, trực tràng, phổi, gan.

Ung thư cổ tử cung hiện đang trở nên phổ biến ở nữ giới
Ung thư cổ tử cung hiện đang trở nên phổ biến ở nữ giới

Bài viết liên quan:

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Triệu chứng của khối u ác tính vùng cổ tử cung ban đầu không rõ ràng, chúng tiến triển thầm lặng và làm người bệnh khó nhận biết. 

Khi các triệu chứng bắt đầu rõ ràng hơn, đồng nghĩa với việc là các tế bào ung thư đã di căn và lan rộng đến các tế bào lân cận. Tuy nhiên, những phương pháp can thiệp điều trị lúc này vẫn có thể phát huy được hiệu quả, nhưng sẽ phức tạp hơn và tốn nhiều chi phí hơn. 

Trường hợp xấu , người phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cắt bỏ toàn bộ phần tử cung, buồng trứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiên chức làm mẹ.

3. Một số triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng đặc trưng cụ thể. Nhưng có thể dựa vào một số nguyên nhân dưới đây để phát hiện ra bệnh lý này, đó là: 

  • Đau rát vùng chậu 
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi khám phụ khoa
  • Rau máu sau khi quan hệ tình dục
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, có thể nhiều hơn, màu xám đục và có mùi hôi khó chịu
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần
  • Tiểu hoặc đi ngoài ra máu (đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung đã xâm lấn đến bàng quang, trực tràng)
  • Rối loạn kinh nguyệt, kéo dài
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Nữ giới bị ung thư cổ tử cung thường gặp tình trạng âm đạo tiết dịch bất thường
Nữ giới bị ung thư cổ tử cung thường gặp tình trạng âm đạo tiết dịch bất thường

4. Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung

Thống kê của WHO, có khoảng 99% ung thư cổ tử cung đều có sự xuất hiện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Chính vì thế, virus HPV được xem là yếu tố chính dẫn đến việc mắc bệnh lý này ở nữ giới.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, virus HPV có hơn 100 loại và có khoảng 15 loại được xếp vào nhóm nguy cơ cao gây ra các khối u ác tính ở cổ tử cung, phổ biến là loại 16 và 18, tiếp đến là loại 31 và 45.

Virus HPV chủ yếu lây qua đường tình dục, một số ít trường hợp chỉ tiếp xúc ngoài da vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. 

Hầu hết những trường hợp lây nhiễm HPV thường không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà mà không cần điều trị.

Loại virus này có thể tồn tại trong thời gian dài bên trong cơ thể, làm biến đổi cấu trúc gen của tế bào ở cổ tử cung, dẫn đến các tổn thương và lâu ngày dẫn đến ung thư.

Ung thư ở bộ phần này thường không có triệu chứng rõ ràng, diễn tiến chậm, kéo dài khoảng 15 năm trở lại. Căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có đời sống quan hệ tình dục sớm.

Virus HPV là nguyên nhân  gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung
Virus HPV là nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư cổ tử cung

5. Phân loại ung thư cổ tử cung

Tùy theo loại ung thư cổ tử cung mà người bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn:

5.1 Ung thư biểu mô tế bào gai – Squamous cell carcinoma 

Đây là dạng ung thư bắt nguồn từ các tế bào mỏng, phẳng, lót phần ngoài cổ tử cung. 

Đây là dạng ung thư phổ biến , khoảng 85% các trường hợp xuất hiện do nhiễm virus HPV gây u nhú ở người.

5.2 Ung thư biểu mô tuyến – Adenocarcinoma

Xảy ra ở các tế bào tuyến dòng phần trên ở cổ tử cung, chiếm khoảng 20% tổng số các trường hợp mắc bệnh.

Một số dạng ung thư cổ tử cung khác, như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô liên kết, ung thư biểu mô tuyến – tế bào gai, ung thư lympho, thì thường không có sự liên quan đến virus gây u nhú HPV.

Ung thư biểu mô tuyến - Adenocarcinoma chiếm 20% tổng số ca bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư biểu mô tuyến – Adenocarcinoma chiếm 20% tổng số ca bệnh ung thư cổ tử cung

6. Ung thư cổ tử cung trải qua những giai đoạn nào

Ung thư cổ tử cung thường phát triển qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 0: giai đoạn này chưa có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở cổ tử cung, giai đoạn này được gọi là tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này mới bắt đầu xuất hiện những tế bào bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai.

Giai đoạn I: ung thư chỉ vừa mới xảy ra ở bên trong cổ tử cung.

Giai đoạn II: bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh. Nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới âm đạo.

Giai đoạn III: tế bào ung thư đã xâm lấn vào phần dưới của âm đạo và các mô lót ở khung chậu.

Giai đoạn IV: ung thư đã di căn đến những cơ quan khác bên trong cơ thể.

7. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu ung thư cổ tử cung nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm, đó là:

7.1 Vô sinh

Khối u xâm lấn và tác động đến cổ tử cung, nơi gặp nhau của tinh trùng và trứng. 

Một số trường hợp, để điều trị dứt điểm bệnh, bảo toàn tính mạng, đòi hỏi người bệnh phải cắt toàn bộ tử cung và buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc là người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. 

Ngoài ra, việc cắt buồng trứng có dẫn đến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.

Ung thư cổ tử cung khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ
Ung thư cổ tử cung khiến người phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ

7.2 Ảnh hưởng tâm sinh lý

Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung dễ bị rối loạn cảm xúc, trầm cảm, nghiêm trọng hơn là tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Chảy máu bất thường

Khối u xâm lấn vào âm đạo hoặc di căn đến một số cơ quan nào đó có thể gây xuất huyết nội và người bệnh có thể đi tiểu ra máu.

7.3 Suy thận

Khi các khối u có thể chen vào niệu quản, làm tắc đường nước tiểu chảy ra khỏi thận. Thận sưng lên khi gặp tình trạng nước tiểu tích tụ lâu ngày, nguy cơ gây sỏi thận và suy giảm chức năng thận.

8. Đối tượng dễ mắc ung thư cổ tử cung

Những yếu tố sau có thể làm thay đổi cấu trúc từ tế bào từ lành tính sang tế bào ung thư, làm tăng nguy cơ mắc khối u cổ tử cung, đó là:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi
  • Bạn tình càng nhiều thì khả năng mắc ung thư do HPV ở nữ giới càng cao.
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Quan hệ tình càng sớm càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Mang thai quá sớm hoặc nhiều lần
  • Mang thai và sinh nở khi còn quá trẻ, khi cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, sẽ làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung.
Những phụ nữ mang thai quá nhiều lần sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Những phụ nữ mang thai quá nhiều lần sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư cổ tử cung
  • Theo một số nghiên cứu, phụ nữ mang thai nhiều lần (> 4 lần) đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người mang thai ít.
  • Mắc những bệnh lây qua đường tình dục.
  • Các bệnh như Chlamydia, giang mai, HIV/AIDS, cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV, dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì thế, nếu hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV.
  • Hút thuốc lá: trong thuốc lá chứa nicotine, là một chất làm suy yếu hệ miễn dịch, gây mất cân bằng ở các gen sinh tế bào ung thư.

9. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể ngăn chặn chúng phát triển thành tế bào ung thư cổ tử cung

Ngoài ra, kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm Pap để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, có thể tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu trong việc chẩn đoán.

Sau khi chẩn đoán được người bệnh bị mắc ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước và mức độ lan rộng của tế bào ung thư. Quá trình này bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Khám phụ khoa: để kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác gần cổ tử cung.
  • Nội soi bàng quang: để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo.
  • Nội soi đại tràng: nội soi để quan sát toàn bộ đại tràng.
Khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung
Khám phụ khoa định kỳ có thể phát hiện ra ung thư cổ tử cung

10. Điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật (cắt tử cung), xạ trị, hóa trị liệu để điều trị. Tùy vào giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh. 

Sau quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung thường xuyên trong vài năm đầu, để đảm bảo rằng các tế bào ung thư đã được loại bỏ tất cả.

11. Tầm soát ung thư cổ tử cung

Trước đây, việc phát hiện các tế bào ung thư đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước phức tạp. Hiện nay, công nghệ y học đã có nhiều tiến bộ, giúp việc tầm soát bệnh trở nên dễ dàng hơn. 

Một số phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung đang có tại Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn, đó là:

11.1 Xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm Pap hoặc phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm này là thu thập mẫu tế bào trong tử cung, sau đó đem đi phân tích để phát hiện ung thư cổ tử cung. 

Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp phát hiện những điều bất thường trong cấu trúc, cũng như hoạt động của tế bào tử cung.

Xét nghiệm Pap Smear là phương pháp phổ biến trong việc tìm ra tế bế ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap Smear là phương pháp phổ biến trong việc tìm ra tế bế ung thư cổ tử cung

11.2 Xét nghiệm Thinprep

Phương pháp này lấy một mẫu mô nhỏ ở cổ tử cung cho vào lọ Thinprep, chuyển vào phòng thí nghiệm và xử lý bằng máy Thinprep.

Đây được xem là một bước tiến so với các phương pháp xét nghiệm truyền thống. Điều này giúp nâng cao chất lượng các mẫu đã thu thập, đảm bảo độ chính xác trong việc tầm soát ung thư.

11.3 Xét nghiệm virus HPV

Phương pháp này giúp phát hiện các nhóm virus gây bệnh và có thể được xem là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung sau này.

Kỹ thuật này thường được áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Khuyến cáo, bệnh nhân nên được kết hợp cùng xét nghiệm tế bào Pap smear để có kết quả chính xác .

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Quy tụ đội ngũ các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đã chữa khỏi cho cả ngàn ca bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh viện còn có cung cấp dịch vụ Sản Phụ Khoa cho các chị em phụ nữ đến khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm theo dõi được sức khỏe cũng như có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh mà bản thân gặp phải.

Hơn thế nữa, hệ thống cơ sở vật chất, máy móc tân tiến hiện đại, được , giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác , đóng góp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao .

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

🗓 Cập nhật lần cuối: 16:08 05/06/2024
  1. https://www.cancer.org.au/cancer-<wbr>information/types-of-cancer/cervical-cancer
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-<wbr>conditions/cervical-cancer/symptoms-causes/syc-20352501
  3. https://www.cancer.gov/types/cervical