Chào bác sĩ! Em lập gia đình được hơn 1 năm nhưng chưa có bé. Kinh nguyệt không có trong 6 tháng nay. Vậy bác sĩ cho em hỏi vô sinh có kinh nguyệt không? 

(Chị Minh Anh – Bắc Ninh)

Xin chào bạn Minh Anh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Bệnh viện. Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vô sinh có kinh nguyệt không?
Vô sinh có kinh nguyệt không?

1. Vô sinh có kinh nguyệt không?

Kinh nguyệt là hiện tượng bong tróc của lớp niêm mạc tử cung ở nữ giới khi quá trình thụ tinh không xảy ra, niêm mạc bong ra tạo thành chu kỳ kinh mới. Trường hợp của bạn khi kết hôn được hơn 1 năm, không sử dụng phương pháp tránh thai mà chưa có bé được xếp vào trường hợp vô sinh, hiếm muộn. Tình trạng vô sinh VẪN CÓ chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ vô sinh thường có chu kỳ kinh bất thường như rong kinh, kinh nguyệt vón cục, kinh nguyệt có màu sắc bất thường như đen sẫm hoặc đỏ sẫm,… làm cản trở quá trình thụ tinh. Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong thời gian dài là tín hiệu báo động sức khoẻ sinh sản của nữ giới đang gặp vấn đề.

2. Tầm quan trọng của kinh nguyệt với sức khoẻ sinh sản

Kinh nguyệt không chỉ là một phần của chu kỳ sinh học hàng tháng của phụ nữ mà còn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản. Sự chẩn đoán và quản lý kinh nguyệt không chỉ giúp duy trì môi trường thuận lợi cho thai nghén và mang thai mà còn là dấu hiệu của sức khỏe tổng quát của phụ nữ. Kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ sinh sản nữ giới như:

  • Kinh nguyệt đều đặn hàng tháng phản ánh sức khoẻ sinh sản của phụ nữ hoạt động tốt. Chu kỳ kinh nguyệt đều là kết quả tốt của sự cân bằng hormone. Quá trình rụng trứng và niêm mạc bong ra hàng tháng diễn ra đều đặn chứng tỏ sức khoẻ sinh sản của phụ nữ ổn định. Điều này rất quan trọng để quá trình thụ thai xảy ra.
  • Giúp xác định thời điểm rụng trứng, giúp chị em nữ giới có sự chuẩn bị tốt nhất thời điểm thuận lợi để quan hệ tình dục, giúp tăng khả năng trứng và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thai.
  • Kinh nguyệt có thể phản ánh các vấn đề sức khỏe tổng thể khác nhau. Ví dụ, chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của các vấn đề nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang. Kinh nguyệt dài và quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe như tình trạng tụ máu tử cung.

3. Kinh nguyệt đều có bị vô sinh không?

Có một số trường hợp chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng nhưng vẫn không có thai. Vô sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau không nhất thiết là do kinh nguyệt. Dưới đây là một số nguyên nhân kinh nguyệt đều đặn nhưng vẫn gây ra vô sinh:

Vấn đề về trứng: Mặc dù có kinh nguyệt đều đặn, nhưng chất lượng của trứng có thể không tốt. Điều này có thể gây khó khăn trong việc thụ tinh và mang thai.

Tắc nghẽn ống dẫn trứng là nguyên nhân gây hiếm muộn
Tắc nghẽn ống dẫn trứng là nguyên nhân gây hiếm muộn

Vấn đề về ống dẫn: Nếu ống dẫn bị tắc nghẽn hoặc viêm, trứng không thể di chuyển đến buồng tử cung để thụ tinh.

Vấn đề về tử cung: Dù có kinh nguyệt đều đặn nhưng vấn đề về tử cung như dấu hiệu sẹo, viêm nhiễm, hay kích thước tử cung có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và mang thai.

Rối loạn hormone: Một số phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn nhưng vẫn có thể gặp rối loạn hormone, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Vấn đề di truyền: Có thể góp phần đáng kể vào các trường hợp vô sinh hoặc khả năng thụ tinh bị ảnh hưởng. Di truyền là quá trình chuyển giao các đặc điểm di truyền từ thế hệ cha mẹ đến thế hệ con cái về số lượng nhiễm sắc thể.

Yếu tố tâm lý: Tình trạng tâm lý căng thẳng và lo âu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh và mang thai.

Tuổi tác: Dù có kinh nguyệt đều đặn nhưng tuổi tác vẫn là một yếu tố quan trọng. Sự giảm sút của sản xuất trứng và hormone sinh dục có thể gây khó khăn trong việc thụ tinh và mang thai.

Ngoài ra còn các yếu tố như chế độ ăn uống, sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khoẻ sinh sản.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ nếu kinh nguyệt bất thường?

Nếu gặp các vấn đề bất thường sau về kinh nguyệt nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp khắc phụ và điều trị:

  • Không có kinh nguyệt khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn thế.
  • Thời gian máu chảy kéo dài hơn 7 ngày.
  • Lượng máu chảy nhiều hơn 80ml. Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
  • Không có kinh nguyệt khi đến tuổi dậy thì.
  • Chảy máu khi chưa đến kỳ kinh.
  • Thiếu kinh là lượng kinh nguyệt chỉ ra trong khoảng 1-2 ngày.
  • Màu sắc kinh nguyệt có sự thay đổi.

5. Mách bạn phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt

Phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể của phụ nữ và sức khỏe sinh sản. Dưới đây là một số gợi ý để chị em nữ giới có thể áp dụng để phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt:

5.1 Duy trì chế độ ăn khoa học

Bữa ăn cân đối và đa dạng có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Uống đủ 2 lít nước một ngày và ăn nhiều rau quả tươi.

Tăng cường việc tiêu thụ thức ăn giàu chất sắt như thịt, đậu và rau xanh để giảm nguy cơ thiếu máu.

Tránh ăn các thức ăn có vị chua, đồ cay nóng, đồ có lượng đường cao,… đó là những thực phẩm gây rối loạn kinh nguyệt.

5.2 Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện cân bằng hormone và giảm stress. Hãy chọn các hoạt động như tập yoga, đi bộ nhanh, bơi lội, hoặc chạy bộ.

5.3 Tâm lý thoải mái

Stress có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy tìm kiếm cách giảm stress như thiền, yoga, tập thể dục, và quản lý thời gian hoặc làm những điều mà bản thân cảm thấy yêu thích.

5.4 Duy trì cân nặng ổn định

Cân nặng không đủ hoặc quá béo đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học.

5.5 Hạn chế tiêu thụ các chất gây kích thích

Hạn chế tiêu thụ các chất gây kích thích
Hạn chế tiêu thụ các chất gây kích thích

Tiêu thụ quá nhiều caffeine và bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng quát mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

5.6 Kiểm soát các bệnh nền

Một số bệnh như tiểu đường và bệnh tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy kiểm tra và theo dõi bệnh thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.

5.7 Vệ sinh cá nhân

Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Vệ sinh cá nhân hàng ngày và sử dụng các sản phẩm vệ sinh an toàn. Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và những ngày “dèn đỏ” để tránh vi khuẩn xâm nhập.

5.8 Khám sức khoẻ thường xuyên

Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để theo dõi sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và nhận tư vấn cụ thể.

Bài viết tên đã giúp bạn Minh Anh giải đáp thắc mắc “vô sinh có kinh nguyệt không?” Với trường hợp của bạn nên đến Bệnh viện sớm để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Để được thăm khám tại Bệnh viện, bạn vui lòng đặt lịch qua số Hotline hoặc Fanpage để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Bài viết liên quan: