Vỡ ối non cũng được xem làm một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của thai nhi. Nhưng nếu người mẹ thường xuyên theo dõi thai kỳ thì tình trạng vỡ ối non hoàn toàn có thể phòng ngừa và giúp người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Vỡ ối non có cách nào phòng ngừa không?
Vỡ ối non có cách nào phòng ngừa không?

1. Tìm hiểu tình trạng vỡ ối là gì?

Ối vỡ non là tình trạng màng ối của người mẹ bị rách trước khi đến thời điểm chuyển dạ. Thai nhi được bao quanh bởi một túi chứa dịch gọi là túi ối, nó có tác dụng như một lớp bảo vệ, giúp chống lại các tác động từ bên ngoài và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Bên cạnh đó, túi ối còn cung cấp dưỡng chất và hormone cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chúng còn chứa kháng thể, tạo môi trường vô trùng giúp bảo vệ thai nhi.

Túi ối còn có vai trò tạo ra không gian cho em bé cử động, đặc biệt trong những tuần cuối của thai kỳ. Chúng còn có nhiệm vụ giữ ấm và duy trì nhiệt độ cho thai nhi.

Nước ối thông thường sẽ được duy trì trong túi ối cho đến khi thai phụ bắt đầu chuyển dạ. Khi túi ối vỡ đó chính là dấu hiệu cho thấy người mẹ sắp sinh. Lúc này nước ối có tác dụng bôi trơn âm đạo, hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn.

Vỡ ối non xảy ra khi trước khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ. Tình trạng này xảy ra khi thai nhi còn quá nhỏ, làm tăng khả năng hai nhiễm trùng, sinh non và các vấn đề liên quan đến sức khỏe khác.

Vỡ ối non là tình người mẹ vỡ ối trước khi chuyển dạ
Vỡ ối non là tình người mẹ vỡ ối trước khi chuyển dạ

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ ối non ở mẹ bầu

Hiện tại, có khá nhiều nguyên nhân khiến thai phụ gặp phải tình trạng vỡ ối non mặc dù chưa đến giai đoạn sinh nở, đó là những lý do sau:

2.1 Đường sinh dục bị nhiễm trùng

Những bệnh lý như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo,… đều khiến mẹ bầu dễ bị vỡ ối non. Do đó, việc phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phụ khoa này là rất quan trọng.

2.2 Người mẹ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Giang mai, lậu, herpes sinh dục,.. đều có khả năng gây ra tình trạng vỡ ối non ở phụ nữ.

2.3 Ngôi thai bất thường

Ngôi ngang, ngôi mông hoặc các trường hợp người mẹ mang đa thai, đa ối, khung chậu hẹp,… đó là những yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ ối non.

Ngôi thai bất thường là nguyên nhân khiến người mẹ bị vỡ ối non
Ngôi thai bất thường là nguyên nhân khiến người mẹ bị vỡ ối non

2.4 Hút thuốc lá

Thuốc lá gây hại rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé và đồng thời là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ gặp phải hiện tượng vỡ ối sớm.

2.5 Một số nguyên nhân khác

Cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung, thiếu dinh dưỡng, hoặc gặp chấn thương là đa phần đều là nguyên nhân hiếm gặp, nhưng cũng khiến mẹ bầu vỡ ối sớm.

3. Dấu hiệu cảnh báo vỡ ối non là gì?

Khi cơ thể người mẹ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây có thể thai phụ có nguy cơ bị vỡ ối non, đó là những triệu chứng sau:

  • Nước ối rỉ ra ít hoặc nhiều, không màu và không mùi, rất khác khi so với nước tiểu.
  • Dịch ối chảy ra có kèm máu, trường hợp này cần được can thiệp y tế trong thời gian sớm nhất.
  • Ngoài ra, nếu nước ối có màu sắc bất thường như màu vàng, xanh hoặc kèm theo mùi hôi, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc dịch ối có lẫn phân su.
Vỡ ối non là tình trạng nước ối rỉ ra liên tục, khác với nước tiểu
Vỡ ối non là tình trạng nước ối rỉ ra liên tục, khác với nước tiểu

4. Vỡ ối non nguy hiểm như thế nào?

Vỡ ối non có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé và tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn trong trường hợp thai nhi sinh non.

Vỡ ối sớm là nguyên nhân làm tăng tình trạng nhiễm trùng, do đó việc tiến hành mổ lấy thai gấp là cách mang lại hiệu quả nhất. Trường hợp nếu người mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh bằng đường tự nhiên, khiến thời gian vỡ ối kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Những em bé sinh ra do vỡ ối non trước tuần 37, đa phần sức khỏe của các bé ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, trẻ sinh non thường gặp các bệnh về hô hấp, thị giác,…

Khi phụ nữ mang thai, túi ối có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi sự tấn công của vi khuẩn và vi trùng. Màng ối vỡ làm cho lớp bảo vệ này yếu đi, tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và gây tổn thương thai nhi. Thai nhi có nguy cơ cao bị suy hô hấp khi chào đời nếu bị nhiễm trùng.

Khi ngôi thai chưa ổn định nhưng người mẹ bị nhiễm trùng ối, có thể dẫn đến tình trạng sa dây rốn, khiến em bé bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, thậm chí dây rốn có thể bị rụng.

Thai phụ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc viêm phúc mạc nếu bị vỡ ối non.

Vỡ ối non làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi
Vỡ ối non làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi

5. Tình trạng vỡ ối non được chẩn đoán như thế nào?

Sản phụ sẽ cảm nhận nước chảy ra đột ngột từ âm đạo, sau đó tiếp tục rỉ rả đó là tình trạng vỡ ối bình thường. Bác sĩ sẽ dùng tay khám âm đạo, nếu cổ tử cung đã mở và màng ối bị rách.

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà các bác sĩ Sản khoa sẽ chẩn đoán là mẹ bầu có đang bị vỡ ối sớm hay không, đó là những dấu hiệu sau:

  • Soi ối: phương pháp này giúp xác định màng ối rách, thai nhi và nước ối chảy ra.
  • Nitrazine test: sử dụng giấy quỳ để kiểm tra, vì độ pH âm đạo là acid nhẹ, còn pH nước ối là kiềm, giấy quỳ sẽ đổi màu khi tiếp xúc với nước ối. Kết quả có thể sai lệch nếu ối đã vỡ lâu hoặc người mẹ bị viêm âm đạo.
  • Test dương xỉ: trong nước ối có chứa Natri Clorua, khi soi dịch ối dưới kính hiển vi, hình ảnh lá dương xỉ sẽ hiện ra khi lam kính khô. Nhưng nếu nước ối có lẫn máu thì kết quả vẫn có thể không chính xác.
  • Lấy dịch ối soi dưới kính hiển vi để tìm tóc hoặc chất của thai nhi, hoặc áp dụng phương pháp nhuộm để xác định tế bào biểu bì của thai.
  • Định lượng Diamin Oxidase: độ chính xác lên đến 90%.
  • Trường hợp người mẹ đang bị viêm âm đạo thì vẫn có thể thấy vùng kín ra nhiều nước.
Lấy dịch ối soi dưới kính hiển vi là cách để chẩn đoán vỡ ối non
Lấy dịch ối soi dưới kính hiển vi là cách để chẩn đoán vỡ ối non

6. Mẹ bầu cần làm gì khi bị vỡ ối non?

Khi phát hiện bản thân bị vỡ ối non trước khi đến thời điểm lâm bồn, mẹ bầu và gia đình cần nhanh chóng làm những việc sau đây:

6.1 Nhanh chóng đến ngay Bệnh viện để kiểm tra

Gia đình cần nhanh chóng đưa thai phụ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra có phải bị vỡ ối hay không, đánh giá tình trạng nước ối có bị nhiễm trùng hay không và đã có dấu hiệu chuyển dạ chưa. 

Chuyên gia Sản khoa tiến hành kiểm tra lượng nước ối còn trong buồng tử cung thông qua siêu âm. Sau vài giờ theo dõi, nếu kết quả không nghiêm trọng thì thai phụ sẽ được cho xuất viện.

6.2 Theo dõi thai kỳ tại nhà

Cứ sau mỗi 4 giờ, người mẹ cần được đo lại nhiệt độ cơ thể. Nếu cơ thể có dấu hiệu sốt trên 37 độ thì đó là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng và người mẹ cần được đưa vào Bệnh viện tiếp tục theo dõi.

6.3 Chuẩn bị tâm lý

Vỡ ối non là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh con non, bác sĩ sẽ chỉ định sinh ngã âm đạo hoặc tiến hành mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tuỳ vào mức độ vỡ ối non là bác sĩ chỉ định sinh thường hoặc mổ lấy thai
Tuỳ vào mức độ vỡ ối non là bác sĩ chỉ định sinh thường hoặc mổ lấy thai

7. Vỡ ối non được điều trị như thế nào?

Tuỳ theo độ tuổi của thai nhi mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị vỡ ối non khác nhau, chẳng hạn:

7.1 Khi thai nhi ở tuần 22 – 31

  • Vào thời gian này, thai nhi còn quá nhỏ nên cần có biện pháp giữ thai.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định người mẹ sử dụng thuốc hỗ trợ thai nhi phát triển nhanh.
  • Phòng ngừa mẹ bầu bị nhiễm khuẩn
  • Lúc này, thai phụ cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động, dùng băng vệ sinh vô trùng và theo dõi lượng nước ối chảy ra hàng ngày.
  • Thường xuyên siêu âm để phát hiện các bất thường về thai, nhau và nước ối.

7.2 Thai nhi ở tuần 32 – 33

  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe và tình trạng phát triển của thai nhi, tìm ra dấu hiệu thai nhi có dấu hiệu suy thai hay không.
  • Bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu tiêm corticoid để giúp phổi thai nhi trưởng thành, giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng màng trong ở trẻ non tháng.
  • Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng nhiễm khuẩn, kết hợp với việc dùng thuốc giảm co thắt tử cung.
  • Nếu có dấu hiệu suy thai, nhiễm trùng hoặc phổi đã trưởng thành, bác sĩ sẽ tiến hành cho mẹ bầu chuyển dạ để sinh con.
Vỡ ối non ở tuần 32 - 33 kèm theo suy thai bác sĩ sẽ cho người mẹ chuyển dạ
Vỡ ối non ở tuần 32 – 33 kèm theo suy thai bác sĩ sẽ cho người mẹ chuyển dạ

7.3 Thai nhi ở tuần 34 – 36

  • Lúc này không cần sử dụng corticoid cho phổi bé phát triển nữa.
  • Tiến hành thăm khám và theo dõi tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu trường hợp mẹ bầu mất nhiều nước ối.
  • Giai đoạn này phổi của bé đã phát triển, chỉ cần theo dõi dấu hiệu chuyển dạ.
  • Cần phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và theo dõi tình trạng của mẹ và bé trong trường hợp gia đình muốn giữ thai lại.

7.4 Thai nhi từ tuần 37 trở lên

  • Trường hợp người mẹ bị vỡ ối non vào giai đoạn này thì thai phụ có thể sẽ được bác sĩ quyết định kết thúc thai kỳ để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con.
  • Sản phụ sẽ được sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn. Tiến hành mổ lấy thai nếu người mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh thường.
  • Cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe của trẻ sinh non, phòng ngừa trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc có bất thường khác.

8. Có cách nào giúp mẹ bầu phòng ngừa vỡ ối non khi mang thai?

  • Người mẹ cần phòng tránh và điều trị các bệnh nhiễm trùng và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Chú ý đến sức khỏe, nghỉ ngơi, vận động hợp lý.
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và vitamin cần thiết cho mẹ và bé.
  • Người mẹ cần chọn cơ sở y tế chất lượng tốt và tuân thủ thực hiện lịch khám thai đều đặn.
  • Phòng ngừa và điều trị tốt các bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai.
  • Luôn giữ môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh như khói thuốc lá, khói bụi,…

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh hiếm muộn, sản phụ khoa, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tu nghiệp ở nước ngoài, luôn cập nhật kỹ thuật mới, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị hiếm muộn.

Hệ thống máy móc hiện đại, được nhập khẩu 100% từ nước ngoài, được kiểm định thường xuyên, giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn và nâng cao hiệu quả điều trị cho các cặp đôi.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN