Giải đáp: Thực hư chuyện thai IVF dễ sảy?
Chị Bùi Thị Diễm (36 tuổi, Quận 3) chia sẻ về hành trình đầy gian nan trong hành trình tìm kiếm con yêu. Sau nhiều năm điều trị không thành công, chị đã quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và may mắn đón nhận tin vui mang thai. Tuy nhiên, bên cạnh niềm hạnh phúc, chị lại thường xuyên lo lắng vì nghe nhiều người nói rằng “thai IVF dễ sảy” hơn thai tự nhiên.
Vì vậy, chị Diễm mong muốn được Bệnh viện Hỗ trợ Sinh sản & Nam học Sài Gòn tư vấn liệu thai IVF có thực sự dễ sảy không, và làm cách nào để giữ thai an toàn trong suốt thai kỳ. Chị hy vọng nhận được lời khuyên cụ thể để có thể yên tâm chăm sóc cho hành trình làm mẹ sắp tới của mình.
Trong hành trình tìm con yêu, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là tia hy vọng quý giá đối với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc khi có thai nhờ IVF thường đi kèm với không ít lo lắng – đặc biệt là nỗi sợ “thai IVF dễ sảy” mà nhiều mẹ bầu truyền tai nhau. Đây là một trong những băn khoăn phổ biến của các chị em đang mang thai sau IVF, khiến hành trình làm mẹ thêm phần áp lực và bất an. Vậy thực hư vấn đề này ra sao, và làm thế nào để mẹ bầu IVF có thể an tâm hơn trong thai kỳ?

1. Tìm hiểu tổng quan về phương pháp IVF
IVF hay còn gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, trong đó trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng được thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong phòng thí nghiệm). Sau khi hình thành phôi, bác sĩ sẽ chuyển phôi vào tử cung của người phụ nữ để phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Quy trình IVF cơ bản gồm các bước:
- Thăm khám sức khoẻ sinh sản của vợ và chồng, tìm ra nguyên nhân khiến cả hai hiếm muộn
- Kích thích buồng trứng: Người vợ sẽ tiêm hormone để phát triển nhiều nang trứng hơn bình thường.
- Chọc hút trứng: Khi trứng đạt kích thước, bác sĩ sẽ chọc hút trứng ra khỏi buồng trứng.
- Lấy tinh trùng: Người chồng sẽ lấy mẫu tinh dịch để chọn tinh trùng khỏe mạnh.
- Thụ tinh và tạo phôi: Trứng và tinh trùng được thụ tinh trong phòng lab.
- Chuyển phôi: Phôi được nuôi cấy 3-5 ngày, sau đó bác sĩ sẽ chọn phôi để chuyển vào tử cung.
- Theo dõi và thử thai: Khoảng 10 – 14 ngày sau chuyển phôi, mẹ sẽ thử beta hCG để xác định thai kỳ.
2. Thai IVF có thực sự dễ sảy hơn thai tự nhiên?
Câu trả lời là: có thể, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Trong y khoa, nhiều nghiên cứu cho thấy thai kỳ từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có nguy cơ gặp một số biến chứng cao hơn so với thai kỳ tự nhiên, trong đó có sảy thai. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các thai IVF đều “dễ sảy”.

3. Vậy tại sao thai IVF lại có nguy cơ cao hơn?
Quá trình IVF là kết quả của can thiệp y học, phôi thai được nuôi cấy bên ngoài rồi mới được đưa trở lại tử cung. Trong một số trường hợp, phôi có thể không làm tổ tốt hoặc gặp trục trặc trong quá trình phát triển ban đầu.
Phụ nữ làm IVF thường đã có vấn đề về khả năng sinh sản, như buồng trứng đa nang, tử cung bất thường, tuổi lớn hơn, nội tiết tố kém ổn định… Những yếu tố này vốn dĩ cũng đã làm tăng nguy cơ sảy thai, kể cả trong thai kỳ tự nhiên.
Ngoài ra, một số bệnh lý đi kèm như tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn tuyến giáp… cũng ảnh hưởng đến việc duy trì thai kỳ.
4. Nên làm gì để bảo vệ an toàn cho thai IVF
Dù thai IVF có nguy cơ sảy cao hơn, nhưng vẫn có thể trải qua thai kỳ khỏe mạnh nếu mẹ có hướng chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng từ các bác sĩ chuyên khoa:
4.1 Tái khám và theo dõi thường xuyên
Sau chuyển phôi thành công, việc siêu âm kiểm tra sự phát triển của túi thai, tim thai… là cực kỳ quan trọng. Mẹ nên tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
4.2 Dùng thuốc theo chỉ định
Hầu hết mẹ mang thai IVF sẽ được bác sĩ kê thuốc hỗ trợ nội tiết (như progesterone) để giữ thai, là trong 3 tháng đầu. Tuyệt đối không tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều mà không có ý kiến bác sĩ.
4.3 Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh
Mẹ nên tránh làm việc nặng, đứng lâu hoặc hoạt động quá sức. Tuy nhiên, không có nghĩa là phải nằm yên một chỗ, vì nằm lâu cũng dễ gây căng thẳng và ảnh hưởng tâm lý. Hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga bầu nhẹ nếu bác sĩ cho phép.

4.4 Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
- Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên:
- Ăn đa dạng các nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, rau xanh, trái cây.
- Bổ sung axit folic, sắt, canxi, DHA theo hướng dẫn.
- Uống đủ nước, tránh đồ uống có chất kích thích (cà phê, rượu, bia…).
4.5 Giữ tâm lý tích cực
- Đây là điều khó , nhưng cũng quan trọng . Sau khi đã làm IVF thành công, nhiều mẹ thường rơi vào trạng thái “lo lắng thái quá” vì sợ mất con. Nhưng chính áp lực tâm lý lại có thể ảnh hưởng đến hormone và sự phát triển của thai.
- Hãy dành thời gian thiền, nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc trò chuyện với người thân để giúp tinh thần được thư giãn.
5. Những dấu hiệu bất thường mà mẹ bầu IVF cần lưu ý
Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đến cơ sở y tế ngay:
- Ra máu âm đạo (dù ít hay nhiều)
- Đau bụng dưới từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài
- Ra dịch có mùi hôi, màu lạ
- Không còn cảm giác nghén như trước
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai có vấn đề, không nên chủ quan.
Nếu mẹ đang trong thai kỳ IVF và cần sự đồng hành, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, đừng ngần ngại nhắn tin hoặc gọi ngay cho Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh sản & Nam Học Sài Gòn. Đội ngũ bác sĩ sẽ luôn bên mẹ trong từng bước đi, từ khi chuẩn bị làm IVF cho đến khi bế con trong vòng tay.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|