Ứng dụng và ý nghĩa của siêu âm trong y khoa
Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn, cho thấy các cấu trúc bên trong cơ thể bằng sóng âm cường độ cao.
1. Siêu âm là gì?
Siêu âm là một xét nghiệm hình ảnh không xâm lấn. Kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh hoặc video theo thời gian thực về các cơ quan nội tạng hoặc các mô mềm khác, chẳng hạn như mạch máu.
Chúng cho phép các chuyên gia y tế xem xét chi tiết các mô mềm bên trong cơ thể mà không cần thực hiện bất kỳ vết rạch nào. Và không giống như tia X, nó không sử dụng bức xạ.
Kỹ thuật này được ứng dụng cho nhiều tình huống kiểm tra sức khỏe khác nhau chẳng hạn như thai kỳ, hình ảnh chẩn đoán bệnh lý,…
2. Siêu âm hoạt động như thế nào?
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ đưa một thiết bị gọi là đầu dò (đã được bôi một lớp gel mỏng) qua một vùng nào đó trên cơ thể. Đầu dò chuyển đổi dòng điện thành sóng âm thanh tần số cao và gửi sóng vào mô cơ thể chúng ta. Và dĩ nhiên, chúng ta cũng không thể nghe thấy sóng âm thanh.
Lúc này, sóng âm thanh bật ra khỏi các cấu trúc bên trong cơ thể và truyền lại đầu dò, chuyển đổi sóng thành tín hiệu điện. Máy tính sẽ chuyển đổi mẫu tín hiệu điện đó thành hình ảnh hoặc video để bác sĩ theo dõi và tiến hành chẩn đoán.
- Các bước thực hiện như sau:
Trong hầu hết các lần siêu âm, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Gel sẽ được bôi lên da – nơi tiếp xúc với đầu dò. Kỹ thuật viên sẽ di chuyển đầu dò trên gel. Kỹ thuật này khi mang thai rất quan trọng để kiểm tra sự phát triển của em bé, kiểm tra đa thai và phát hiện các bất thường
Quá trình này thường mất 20 – 60 phút. Đây là một thủ thuật ngoại trú ( không phải nhập viện), được thực hiện bởi bác sĩ, bác sĩ X quang hoặc chuyên gia được đào tạo đặc biệt. Không có tác dụng phụ nào sau đó và người bệnh sẽ có thể tiếp tục các hoạt động bình thường.
3. Cấu tạo của máy siêu âm
Quét siêu âm đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Máy móc đã được phát triển để trở nên nhỏ gọn hơn và hình ảnh thu được trở nên chi tiết hơn, chất lượng cao hơn và sống động hơn. Các thành phần điển hình của máy siêu âm bao gồm:
Đầu dò: vai trò của đầu dò là gửi và nhận sóng âm thanh.
Bộ phận xử lý trung tâm (CPU): đây là bộ não của máy. Nó phối hợp với các tín hiệu khác nhau từ đầu dò và giải thích dưới dạng hình ảnh hoặc video trực quan trên màn hình.
Màn hình hiển thị: hình ảnh hoặc video sẽ được hiển thị tại đây. Thông qua đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và phân tích để đưa ra kết luận.
Bàn phím: được sử dụng trong quá trình quét siêu âm để nhập dữ liệu người bệnh. Nhập dữ liệu cho phép mọi hình ảnh được lưu chính xác. Lưu trữ dữ liệu của bệnh nhân giúp duy trì hồ sơ bệnh nhân chính xác trên bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào.
Máy in: được sử dụng để in bản cứng của hình ảnh. Bản cứng có thể được bác sĩ khác sử dụng để khám hoặc lưu vào hồ sơ của bệnh nhân để sử dụng sau này. Các bản sao cứng của các hình ảnh cũng được trao cho các bậc cha mẹ tương lai như hình ảnh của con họ.
4. Ứng dụng của siêu âm trong y khoa
4.1 Siêu âm thai (siêu âm trước sinh)
Nhờ có siêu âm thai, bác sĩ sẽ biết được:
- Xác nhận mang thai
- Số lượng bào thai
- Ước tính được tuổi của thai nhi
- Kiểm tra sự phát triển và vị trí của thai nhi
- Xem chuyển động của thai nhi và nhịp tim
- Kiểm tra các tình trạng bẩm sinh (dị tật bẩm sinh) ở não, tủy sống, tim hoặc các bộ phận khác trên cơ thể của thai nhi
- Kiểm tra lượng nước ối
Hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên siêu âm thai định kỳ các cột mốc quan trọng. Nhờ có siêu âm, bác sĩ sẽ theo dõi được sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Nếu nhận thấy có sự bất thường sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
4.2 Siêu âm chẩn đoán
Thông qua siêu âm chẩn đoán bác sĩ sẽ xem xét các bộ phận bên trong cơ thể người bệnh có xuất hiện bất thường gì không. Từ đó biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau không rõ nguyên nhân.
Đối với hầu hết siêu âm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên vùng ngoài da cần siêu âm. Một số trường hợp sẽ cần đặt đầu dò vào bên trong cơ thể như vào âm đạo hoặc trực tràng.
Ví dụ về siêu âm chẩn đoán bao gồm:
- Vùng bụng: một đầu dò di chuyển trên da vùng giữa (bụng) của người bệnh. Việc này có thể chẩn đoán nhiều nguyên nhân gây đau bụng.
- Thận: bác sĩ sử dụng siêu âm thận để đánh giá kích thước, vị trí và hình dạng của thận và các cấu trúc liên quan, chẳng hạn như niệu quản và bàng quang. Việc này có thể phát hiện u nang, khối u, tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng bên trong hoặc xung quanh thận.
- Vú: đây là một xét nghiệm không xâm lấn để xác định các khối u và u nang ở vú.
- Doppler: đây là một kỹ thuật siêu âm đặc biệt để đánh giá sự chuyển động của các vật chất, như máu trong cơ thể. Thông qua đó, bác sĩ có thể nhìn thấy và đánh giá lưu lượng máu qua động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể người bệnh. Phương pháp này thường được sử dụng như một phần của nghiên cứu chẩn đoán hoặc là một phần của siêu âm mạch máu.
- Vùng chậu: kỹ thuật này có thể nhìn thấy rõ các cơ quan ở vùng xương chậu giữa bụng dưới và chân. Một số cơ quan vùng chậu bao gồm bàng quang, tuyến tiền liệt, trực tràng, buồng trứng, tử cung và âm đạo.
- Âm đạo: bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào ống âm đạo. Siêu âm cho thấy các mô sinh sản như tử cung hoặc buồng trứng.
- Tuyến giáp: bác sĩ sẽ xem xét kích thước để đánh giá tình trạng của tuyến nội tiết này.
- Trực tràng: ngoài việc đánh giá trực tràng, bác sĩ có thể xem xét tình trạng các mô lân cận khác chẳng hạn như tuyến tiền liệt ở nam giới.
4.3 Siêu âm hướng dẫn thủ thuật
Đôi khi các bác sĩ sẽ dùng siêu âm để thực hiện một số thủ thuật nhất định một cách chính xác. Một ứng dụng phổ biến đó là hướng dẫn vị trí kim để lấy mẫu chất lỏng hoặc mô từ:
- Gân
- Khớp
- Cơ bắp
- U nang
- Các khối mô mềm
- Cơ quan nội tạng như gan, thận hoặc tuyến tiền liệt
5. Các loại máy siêu âm
Có 4 loại máy chính sử dụng công nghệ siêu âm. Việc sử dụng loại nào tùy thuộc vào loại xét nghiệm cần thực hiện, loại hình ảnh được yêu cầu và thiết bị có sẵn.
5.1 Máy siêu âm 2D
Đây là loại phổ biến nhất và tạo ra hình ảnh hai chiều là mặt cắt ngang của mô được quét.
Ưu điểm của máy siêu âm 2D đó là:
- Hình ảnh thời gian thực.
- Quá trình không bức xạ sử dụng sóng âm tần số cao.
- Thích hợp sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
Máy 2D thường được ứng dụng trong:
- Phục vụ cho việc chẩn đoán.
- Sản phụ khoa.
- Hỗ trợ bác sĩ gây mê trong một số thủ thuật cần phải có độ chính xác cao.
- Tim mạch: siêu âm tim để chẩn đoán bệnh tim
- Hình ảnh mạch máu
5.2 Máy siêu âm 3D
Máy siêu âm ba chiều quét các mặt cắt mô từ nhiều góc độ khác nhau. Dữ liệu sau đó được xây dựng lại để tạo ra hình ảnh ba chiều.
Ưu điểm nổi bật của máy 3D:
- Khám nhanh hơn và thời gian chờ đợi của người bệnh ngắn hơn.
- Hình ảnh chất lượng tốt hơn.
Ứng dụng của siêu âm 3D đó là:
- Trong lĩnh vực sản/phụ khoa.
- Nghe tim thai nhi.
- Nhãn khoa.
- Cơ xương khớp.
5.3 Máy siêu âm 4D
Chiều thứ tư mà các máy này tận dụng là – thời gian. Một máy tính chuyên dụng tạo ra những hình ảnh chân thực nhất có thể trong y khoa.
Máy siêu âm 4D có những ưu điểm sau:
- Tạo ra những hình ảnh thực tế có thể rất bổ ích cho các bậc cha mẹ tương lai.
- Có thể phát hiện những bất thường nhỏ mà máy 2D không phát hiện được.
- Hình ảnh dường như đang chuyển động.
- Hình ảnh màu chất lượng cao nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định 4D trong một số trường hợp chẩn đoán như:
- Khám sản/phụ khoa.
- Khám vú.
- Khám phụ khoa.
- Tiết niệu.
- Cơ xương khớp.
Có thể thấy, kỹ thuật này có ý nghĩa và ứng dụng rất lớn trong nền y học. Nếu bạn đang băn khoăn địa chỉ siêu âm chính xác và chất lượng, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là lựa chọn vô cùng thích hợp.
Chúng tôi là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn, với máy móc và trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài. Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và tay nghề cao để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: