Giải đáp: Tại sao sau bơm IUI lại táo bón?
IUI một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được rất nhiều ba mẹ lựa chọn vì các ưu điểm nổi bật của nó. Mặc dù phổ biến nhưng vẫn không tránh khỏi một số tác dụng không mong muốn, có một số trường hợp, người thực sau bơm IUI người bệnh lại gặp trình trạng táo bón. Đây có phải là phản ứng phụ bình thường hay bất bình thường của phương pháp này. Điều này sẽ được Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn giải đáp phía dưới này.
Chị Nguyễn Thị Phương (39 tuổi, Quận Tân Bình) đã trải qua một hành trình dài tìm kiếm con sau nhiều năm nỗ lực không thành. Sau khi thử nhiều phương pháp, chị và chồng quyết định thực hiện IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) với nhiều hy vọng có thể sớm đón nhận tin vui.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện thủ thuật, chị gặp phải tình trạng táo báo nghiêm trọng, gây cảm giác nặng nề và khó chịu. Trước đây, chị chưa từng gặp vấn đề này, khiến chị lo lắng không biết liệu táo bón có phải phản ứng phụ bình thường của IUI hay không. Chị cũng đã cố gắng cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung nước nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
Chị Phương rất mong nhận được phản hồi để có thể yên tâm tiếp tục theo dõi sức khỏe và duy trì hy vọng trên hành trình làm mẹ.
1. Tổng quan về IUI là gì?
IUI hay thường được gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến hiện nay. Trong kỹ thuật này, tinh trùng đã được lọc rửa và chọn lọc sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung của người phụ nữ, giúp tinh trùng tiếp cận trứng dễ dàng hơn, tăng khả năng thụ thai.
Phương pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Tinh trùng yếu, kém di động
- Lạc nội mạc tử cung ở mức độ vừa và nhẹ
- Rối loạn rụng trứng hoặc hiếm muộn không rõ nguyên nhân
- Các cặp đôi gặp khó khăn trong việc giao hợp tự nhiên
2. Tại sao sau bơm IUI lại bị táo bón?
Việc đi vệ sinh trở nên khó khăn sau khi thực hiện IUI có thể do một số nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
2.1 Tác động của hormone
Sau khi thực hiện IUI, bác sĩ có thể chỉ định cho người vợ sử dụng thuốc kích thích rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai. Những loại thuốc này có thể tác động đến hệ thống nội tiết và thay đổi cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là hormone progesterone. Pergesterone giúp chuẩn bị cơ thể cho việc mang thau, nhưng nó cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây táo bón.
2.2 Một số tác động trong quá trình IUI
Trong quá trình thực hiện IUI, bác sĩ sẽ đưa một ống thông vào tử cung của người phụ nữ để tiến hành việc bơm tinh trùng. Thủ thuật này có thể gây ra một chút khó chịu hoặc đau đớn, và đôi khi có thể làm tổn thương hoặc ảnh hưởng đến vùng chậu, gây ra cảm giác nặng nề, đầy hơi và gây khó khăn cho việc đi vệ sinh.
2.3 Tác dụng phụ của các loại thuốc hỗ trợ sinh sản
Ngoài việc sử dụng thuốc kích trứng, trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc khác để giúp trứng rụng đúng thời điểm. Những loại thuốc này cũng có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có táo bón, do sự thay đổi về hormone và các tác động đến hệ tiêu hóa.
2.4 Căng thằng và lo lắng
Việc trải qua một quá trình điều trị hiếm muộn và bơm IUI có thể khiến chị em cảm thấy căng thẳng, lo lắng về kết quả của phương pháp điều trị. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm khả năng tiêu hóa và dẫn đến tình trạng táo bón. Khi cơ thể bị căng thẳng, các cơ quan tiêu hóa có thể hoạt động không hiệu quả, gây khó khăn trong việc đi vệ sinh.
3. Có cách nào khắc phục tình trạng táo bón sau bơm IUI không?
Mặc dù táo bón sau IUI thường chỉ là một tình trạng tạm thời, nhưng nó có thể gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến tinh thần lẫn sức khỏe của người vợ. Để khắc phục tình trạng này, các chị em có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: một chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm bớt tình trạng táo bón.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ vì nhóm chất này có ích trong việc điều tiết việc tiêu hóa trong cơ thể. Các loại rau xanh như súp lơ xanh, cải bó xôi,… các loại trái cây như táo, chuối, lê,… là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.
- Các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, dưa bắp cải, kimchi, bombucha,… sẽ hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn trong những loại thực phẩm này giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và thúc đẩy nhu động đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
- Tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn vì chúng chứ nhiều chất béo, đường hóa học như đồ ăn nhanh, xúc xích ăn sẵn, bánh kẹo,… có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Các chị em nên ưu tiên những thực phẩm tươi và tự nhiên để tăng hiệu quả tiêu hóa.
- Uống đủ lượng nước trong một ngày: nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm mềm phân. Người vợ nên uống ít 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây, nước canh rau, hoặc trà thảo mộc (không chứa caffeine). Các chị em nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà đặc, hoặc nước ngọt có gas vì chúng có thể làm cơ thể mất nước và làm táo bón trầm trọng hơn.
- Tăng cường vận động với các bài tập nhẹ nhàng: sau khi thực hiện IUI, chị em nên tránh các bài tập mạnh hoặc vận động quá sức, nhưng một số hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu và kích thích nhu động ruột. Việc đi bộ khoảng 15-20 phút mỗi ngày hoặc thử các động tác yoga nhẹ nhàng tập trung vào vùng bụng có thể mang lại hiệu quả tích cực.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng một cách an toàn (nếu cần thiết): trong trường hợp tình trạng táo bón không cải thiện dù đã điều chỉnh chế độ ăn và vận động, người vợ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc nhuận tràng.
- Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác động không mong muốn.
- Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái: căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Chị em có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc các bài tập hít thở sâu để giảm áp lực tinh thần.
- Một giấc ngủ đủ và đều đặn mỗi đêm cũng giúp cơ thể hồi phục và cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ: việc tuân thủ lịch hẹn thăm khám định kỳ sau chuyển phôi không chỉ giúp chị em theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của phôi thai và phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số sức khỏe, cung cấp hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, sinh hoạt, và cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn nhạy cảm này.
Nếu người vợ gặp phải các triệu chứng bất thường, bao gồm táo bón kéo dài, đầy bụng, đau bụng hoặc bất kỳ biểu hiện khác, chị em nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời. Tình trạng táo bón, dù có thể xuất hiện như một phản ứng phụ tạm thời, cũng cần được xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ thành công của quá trình chuyển phôi.
Bằng việc tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ và duy trì sự chăm sóc sức khỏe đúng cách, các chị em có thể tăng cơ hội thành công trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc làm mẹ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn. Sự kết hợp giữa chăm sóc bản thân, hỗ trợ từ bác sĩ, và tinh thần lạc quan sẽ là nền tảng vững chắc để gia đình vượt qua mọi khó khăn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|