Khoáng chất và những điều kỳ diệu bạn cần biết
Khoáng chất giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con người. Nếu tình trạng thiếu hụt khoáng chất xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
1. Khoáng chất là gì
Khoáng chất là nhóm gồm những chất vô cơ, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Có gần 60 nguyên tố được chia thành 2 nhóm chính:
- Yếu tố vi lượng (microelement): là các chất có hàm lượng nhỏ, gồm Cu, Fe, Co, Zn, Mn, Iốt,…
- Yếu tố đa lượng (macroelements): là các chất có hàm lượng lớn, đó là Mg, P, Ca, Na, K,…
Mỗi khoáng chất sẽ có nhiệm vụ riêng biệt, một số sẽ tham gia vào quá trình hình thành, phát triển của xương và răng, một số là thành phần của enzym đảm bảo chức năng của hệ thần kinh, một số nằm trong chất lỏng trong hệ thống mô của cơ thể.
Khoáng chất chủ yếu tồn tại trong thực phẩm và hoạt động ăn uống hàng ngày là con đường hấp thụ khoáng chất dễ dàng . Một người có chế độ ăn uống đa dạng các chất dinh dưỡng thì sẽ được bổ sung đầy đủ khoáng chất hơn.
Phần lớn mọi người đều có thể bị thiếu hụt chất khoáng, nhưng đa phần thì không có triệu chứng rõ rệt.
Chẳng hạn, đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bé gái tuổi dậy thì, người ăn thuần chay thì đều có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ cao hơn so với những người bình thường.
2. Vai trò của khoáng chất
Khoáng chất đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, cụ thể:
- Chúng tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo xương, giúp xương trở nên rắn chắc và tối ưu sự phát triển. Các khoáng chất như magie, calci, phospho là các chất chính có trong xương, răng và đồng thời góp phần hình thành nên cơ não.
- Góp phần hỗ trợ điều hòa tuần hoàn máu, hoạt động của hệ thống tim mạch và hệ tiêu hóa.
- Chất khoáng đóng vai trò là chất xúc tác cho các hoạt động của enzyme.
- Góp mặt vào các phản ứng hóa học, như iốt giúp tạo nên hormone tuyến giáp, sắt tổng hợp hemoglobin và có mặt trong thành phần của các men oxy hóa, Cu và Co cũng góp phần vào quá trình tạo máu,…
- Giúp cân bằng áp lực thẩm thấu ở nội bào và ngoại bào. Trong đó Natri có nhiệm vụ điều hòa và chuyển hóa nước, tác động lên sự cân bằng và khả năng giữ nước cho cơ thể.
- Chất khoáng còn tham gia hình thành nên chất béo và chất đạm cho cơ thể. Photpho là thành phần của các men quan trọng, tham gia vào quá trình chuyển hóa một số chất, như lipid, protid, glucid, hô hấp tế bào và hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, đối với trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc người đang cho con bú thì khoáng chất còn đem lại những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Phụ nữ mang thai và mẹ đang cho con bú: việc cung cấp đầy đủ các khoáng chất sẽ giúp hai mẹ con khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, tránh được các biến chứng nguy hiểm nếu thiếu hụt các nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
- Thai nhi khi còn trong bụng mẹ, selen sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, iot sẽ hỗ trợ xây dựng hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, calci, phospho sẽ tham gia vào quá trình nuôi dưỡng xương và răng của trẻ.
- Trẻ sẽ gặp phải tình trạng xốp xương, cấu trúc mô liên kết thay đổi khiến xương bị mềm và biến dạng, gây còi xương, suy dinh dưỡng khi thiếu đi các khoáng chất quan trọng này.
3. Những vấn đề khi bổ sung khoáng chất
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, khoáng chất thường sẽ được bổ sung theo đường ăn uống, ngoài ra cũng có thêm chất khoáng thông qua một số loại thực phẩm chức năng khác.
Chính vì thế, việc cân đối chế độ ăn uống rất quan trọng. Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng mà bạn nên sử dụng hàng ngày:
- Thực phẩm cung cấp nguyên tố vi lượng, bao gồm: ngũ cốc, thịt, đậu, cá, trứng,..
- Thực phẩm bổ sung nguyên tố đa lượng, đó là các loại rau củ, rau lá, sữa,…
4. Hậu quả của cơ thể thiếu/thừa khoáng chất
Trường hợp cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất, thì cơ thể trở nên suy yếu, kém hoạt động, một số biểu hiện điển hình, đó là:
- Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị cảm, nhiễm trùng
- Huyết áp không ổn định
- Xương giòn, yếu, cấu trúc xương thay đổi
- Đau nhức cơ, xương khớp
- Rối loạn tiêu hóa
- Thiếu máu, nhức đầu, choáng váng, ngất xỉu.
- Dễ mắc trầm cảm, lo âu
Nhưng nếu bổ sung quá nhiều khoáng chất thì cũng có thể khiến cơ thể phải đối diện với nhiều vấn đề khác, như:
- Hay quên, trí nhớ kém, bệnh Alzheimer
- Rụng tóc
- Rối loạn dung nạp glucose, nguy cơ bị tiểu đường
- Nồng độ testosterone trong máu giảm,
- Hội chứng Parkinson
- Suy giảm thị lực
Những biểu hiện trên là dấu hiệu của ngộ độc khoáng chất, cho nên người bệnh nên thực hiện các loại xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định phương án điều trị phù hợp.
5. Nhu cầu khoáng chất của cơ thể
5.1 Magie
Magie là một trong những khoáng chất thiết yếu, nó có mặt trong tất cả các mô của cơ thể, đặc biệt là xương và nó có mối quan hệ mật thiết với calci, kali và natri.
Magie tham gia vào quá trình hoạt hóa của một số enzym. Ví dụ tham gia vào quá trình sao chép ADN và tổng hợp ARN, sản sinh hormone tuyến giáp. Hơn thế nữa, Magie rất cần thiết cho sự phát triển chức năng cơ và thần kinh.
Magie có trong cả tế bào thực vật, động vật và có trong chất diệp lục. Các nguồn thực phẩm có chứa Magie bao gồm các loại rau lá xanh, các loại hạt, bánh mì, cá, thịt, sữa và các sản phẩm làm từ sữa.
5.2 Natri
Khoáng chất này có nhiệm vụ điều chỉnh hàm lượng nước trong cơ thể và cân bằng chất điện giải.
Kiểm soát nồng độ natri trong máu còn phụ thuộc vào sự cân bằng giữa bài tiết và hấp thu natri ở thận, quá trình này được điều hòa bởi thần kinh và các hormone.
Natri cần thiết cho sự hấp thụ một số chất dinh dưỡng và nước từ đường ruột. Natri là thành phần có trong muối thông thường, được gọi là Natri Clorua (NaCl).
Đa số các loại thực phẩm thô đều chứa Natri Clorua với một lượng rất nhỏ. Muối thường sẽ được thêm vào trong quá trình chế biến thức ăn, chuẩn bị, bảo quản thực phẩm.
5.3 Kali
Kali rất cần thiết cho sự cân bằng nước, chất điện giải và hoạt động bình thường của các tế bào.
Hàm lượng Kali trong chế độ ăn uống tăng, có thể dẫn đến tình trạng giảm huyết áp, vì nó thúc đẩy sự đào thải natri theo đường tiểu. Việc tăng lượng kali có thể bù đắp được các tác động của natri trong chế độ ăn uống, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Kali có trong hầu hết các loại thực phẩm, như chuối, rau, động vật có vỏ, quả hạch, các loại hạt, đậu và sữa.
5.4 Sắt
Sắt là thành phần quan trọng, cần thiết cho sự hình thành hemoglobin trong hồng cầu, đây là yếu tố liên kết và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Khoáng chất này cũng được xem là một thành phần thiết yếu trong nhiều phản ứng enzym và quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, sắt cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, chuyển hóa thuốc và các chất không cần thiết cần được loại bỏ khỏi cơ thể.
Trong chế độ ăn uống, sắt thường được tìm thấy ở hai dạng cơ bản, đó là:
- Sắt hem (từ nguồn động vật) là dạng sắt có khả năng sinh khả dụng cao .
- Sắt không hem (từ nguồn thực vật) được tìm thấy trong ngũ cốc, rau, đậu, đậu, hạt và trái cây.
Quá trình hấp thu sắt không hem bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như phytate (ngũ cốc và đậu), chất xơ, tanin (trà xanh) và calci đều có thể liên kết với sắt không chứa hem trong ruột, vì thế có thể khiến cơ thể giảm hấp thu loại sắt này.
Vitamin C có trong trái cây và các loại rau củ quả, lại hỗ trợ sự hấp thu chất sắt không hem khi ăn cùng lúc.
Gan động vật, thịt đỏ, đậu, trứng, trái cây sấy khô, thịt gia cầm, ngũ cốc và các loại rau lá xanh đậm đều là nguồn cung cấp chất sắt phổ biến.
Cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng để chắc chắn rằng trẻ được khỏe mạnh, phát triển tốt.
Trường hợp, nếu trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ sẽ gây ra các bệnh thừa hoặc thiếu dưỡng chất, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất, tâm thần và cả vận động.
Ăn uống không đúng cách sẽ khiến trẻ gặp nguy cơ thiếu khoáng chất, gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,…
Nếu nhận thấy các biểu hiện vừa kể trên, bậc phụ huynh nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho trẻ, như kẽm, selen, vitamin nhóm B, giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ.
Bên cạnh đó, các loại vitamin còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, từ đó có thể cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Để biết cơ thể bạn có đang bị thiếu hụt hay không ngoài xem các biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm để biết chính xác cơ thể đang gặp phải tình trạng gì.
Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện tiên phong trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Sở hữu đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và đã chữa khỏi hàng ngàn ca bệnh.
Bên cạnh đó, trang thiết bị vật chất hiện đại tân tiến giúp các xét nghiệm được chính xác và góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả cao .
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: