Hormone FSH nội tiết tố quan trọng trong sinh sản
Hormone FSH giữ vai trò quan trọng trong việc sinh sản của cả nam và nữ. Bên cạnh đó, nội tiết tố này còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khi nồng độ hormone tăng giảm bất thường.
1. Tổng quan về hormone FSH
Hormone FSH có tên đầy đủ là Follicle – Stimulating Hormone, là một loại hormone kích thích nang trứng, được sản xuất từ thùy trước của tuyến yên. Hormone này và hormone Luteinizing (LH) là 2 loại hormone giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản.
Nội tiết tố này phát triển mạnh trong giai đoạn dậy thì cả nam và nữ giới.
Ở nữ giới, hormone FSH là một yếu tố góp phần cho sự phát triển của trứng một cách toàn diện nhất, cho tới giai đoạn chúng sẵn sàng cho quá trình rụng trứng và thụ thai.
Đối với nam giới, vai trò của nội tiết tố này là chất xúc tác với các tế bào Sertoli được sản sinh từ tinh hoàn, mục đích để hỗ trợ kích thích việc sản sinh tinh trùng trưởng thành.
2. Vai trò của hormone FSH trong sinh sản
Nội tiết tố Gonadotropin (GnRH) đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản (tuyến yên, tuyến sinh dục và hạ đồi).
Hormone này sẽ được chuyển đến phần thùy trước tuyến yên để kết hợp và giải phóng ra LH và FSH. Sau đó,2 hormone này sẽ được bơm vào máu và sẽ di chuyển dần tới buồng trứng và tinh hoàn để thực hiện các chức năng của bộ phận sinh dục.
- Đối với nữ giới:
Trong giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt hormone FSH sẽ được sản sinh nhiều nhất, nội tiết tố này sẽ kích thích các nang trứng có trong buồng trứng phát triển để rụng trứng và sẵn sàng cho thụ tinh.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thời điểm trước khi rụng trứng thì lượng hormone sẽ đạt mức cao nhất và sẽ giảm dần ở cuối chu kỳ. Tóm lại, hormone FSH rất quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ và không có loại hormone nào khác có thể thay thế được.
- Đối với nam giới:
Lượng hormone FSH được sản sinh ra ít hay nhiều thì còn phụ thuộc vào mức độ Testosterone được sinh ra. Nếu tinh hoàn tiết ra quá nhiều Testosterone thì nồng độ hormone FSH sẽ tăng lên và ngược lại, đây được gọi là “phản hồi âm tính”.
Hormone FSH tại tinh hoàn có vai trò kích thích tế bào Sertoli và ống sinh tinh phát triển. Bên cạnh đó, hormone FSH cũng tham gia vào quá trình sản sinh tinh trùng và nâng cao chất lượng tinh trùng được tốt hơn.
Tuy nhiên, nam giới không phải lúc nào cũng cần hormone FSH để sản sinh tinh trùng, vì bản thân hormone sinh dục Testosterone có trong tinh hoàn cũng đã có thể sản sinh được tinh trùng rồi.
3. Vai trò của Hormone FSH trong mang thai
Nồng độ hormone FSH quá thấp thì đó là dấu hiệu của PCOS ở nữ giới. Phụ nữ mắc bệnh đa nang buồng trứng thì sẽ không thể rụng trứng thường xuyên và có thể dẫn đến vô sinh. Lúc này, cần có sự tư vấn và can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ về khả năng mang thai.
Trong trường hợp này, các chuyên gia thường sử dụng một dạng hormone FSH để kích thích buồng trứng sản xuất noãn bào cho IUI hoặc IVF. Nội tiết tố sẽ được dụng dưới dạng thuốc tiêm, đó là Gonal-f, Follistim và Bravelle.
Mặc dù liệu pháp này có thể khiến cho chị em không thoải mái, nhưng điều quan trọng là nó giúp cho bệnh nhân đa nang buồng trứng lấy lại cái quyền “làm mẹ”.
4. Định lượng Hormone FSH đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng
Với những người mong muốn có con, nồng độ hormone FSH sẽ được định lượng để kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng (số lượng trứng) và chất lượng của những trứng đó.
Bác sĩ sẽ lấy máu vào ngày thứ ba của chu kỳ kinh nguyệt, trong vòng 24 giờ sẽ có kết quả định lượng hormone FSH.
Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ FSH ở nữ giới bắt đầu có xu hướng tăng. Giai đoạn này, nữ giới sẽ có sự giảm đáp ứng của buồng trứng, gây ra những rối loạn trong sự phát triển của các noãn bào.
Điều này sẽ dẫn đến việc khi đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng trứng sẽ không rụng, hoặc rụng trứng khó khăn, không đều,…
Tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng 4 năm và kết thúc trong vòng 12 tháng. Sau đó, thời kỳ mãn kinh sẽ bắt đầu, nồng độ FSH lúc này sẽ luôn tăng cao trên 30 mIU/mLn.
5. Lượng hormone FSH tăng/giảm thì sẽ ra sao?
Cũng giống như những loại hormone khác, hormone FSH được sản sinh ở một mức độ trung bình không quá cao cũng không quá thấp.
5.1 Khi hormone FSH tăng cao
Tình trạng này làm ảnh hưởng đến buồng trứng và tinh hoàn, gây nguy hiểm cho phụ nữ bởi các hội chứng, như buồng trứng bị tăng kích thước khiến vùng chậu bị đau nhức, tích tụ chất lỏng ở khoang bụng,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hệ nội tiết không thể điều tiết nồng độ estrogen, testosterone và progesterone một cách bình thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây dẫn tới tình trạng FSH tăng cao, đó là:
- Suy tinh hoàn, khiếm khuyết số lượng tinh hoàn, hội chứng Klinefelter, hậu phẫu thuật tinh hoàn,…
- Suy buồng trứng, phẫu thuật tử cung, vô kinh nguyên phát hoặc dậy thì sớm,…
- Mãn kinh ở phụ nữ cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hormone FSH sản sinh quá nhiều.
- Tuyến yên phát triển quá nhanh.
5.2 Trường hợp hormone FSH bị giảm
Hormone FSH ở nam giới không bắt buộc có cho nên nếu hormone FSH thì sức khỏe của nam giới sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng tình trạng này thì lại rất nguy hiểm nếu xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là ở người đang mang thai.
Nồng độ hormone FSH trong cơ thể phụ nữ đang bị giảm sút là do các nguyên nhân, đó là:
- Tăng sản tuyến thượng thận
- Dậy thì muộn
- Vô kinh thứ phát
- Ung thư thượng thận, tinh hoàn, buồng trứng
- Giảm hormon hướng sinh dục
6. Tìm hiểu xét nghiệm hormone FSH
Xét nghiệm hormone FSH được thực hiện để xác định chỉ số FSH trong máu, nhằm đánh giá chức năng tuyến sinh dục ở cả nam và nữ. Xét nghiệm nội tiết này được sử dụng để chẩn đoán:
- Rối loạn tuyến sinh dục, vùng dưới đồi và tuyến yên
- Suy giảm chức năng tuyến sinh dục
- Vô sinh, hiếm muộn
- Rối loạn kinh nguyệt
- Dậy thì hoặc mãn kinh sớm.
6.1 Xét nghiệm hormone FSH nội tiết tố nữ
FSH được tuyến yên tiết ra, nhằm kích kích sự phát triển của nang noãn. Xét nghiệm FSH giúp xác định được thời điểm phóng noãn và tình trạng sức khỏe của buồng trứng.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tìm ra nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tuyến yên và các bệnh lý liên quan đến buồng trứng.
6.2 Xét nghiệm hormone FSH nội tiết tố nam
Hormone FSH được tuyến yên tiết ra và thời gian bán thải từ 3 – 5 giờ, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi chỉ số FSH tăng cao chứng tỏ tinh hoàn của nam giới đang không đáp ứng với sự kích thích của các yếu tố nội tiết và ảnh hưởng quá trình sinh tinh. Nồng độ nội tiết này thấp có thể là dấu hiệu của bệnh suy hạ đồi hoặc suy tuyến yên.
7. Chỉ số hormone FSH như thế nào là bình thường?
Với nữ giới, chỉ số hormone FSH ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau, các chỉ số bình thường là:
- Tạo nang buồng trứng: 1,68 – 15 lU/L
- Giữa chu kỳ kinh: 21,9 – 56,6 lU/L
- Giai đoạn hoàng thể: 0,61 – 16,3 lU/L
- Sau mãn kinh: 14,2 – 5,3 IU/L
Ở nam giới trưởng thành, chỉ số hormone FSH bình thường là 1,24 – 7,8 IU/L và trước tuổi dậy thì là 1,0 – 4,2 IU/L.
Kết quả xét nghiệm có thể bị thay đổi do mẫu bệnh phẩm có thể bị vỡ hồng cầu hoặc do có chất đồng vị phóng xạ trong vòng 1 tuần trước khi người bệnh lấy máu làm xét nghiệm.
Một số nguyên nhân khác là do người bệnh sử dụng các loại thuốc có thể làm giảm nồng độ FSH, như thuốc ngừa thai, hormone estrogen, testosterone, progesterone.
8. Ăn gì để tăng FSH?
Trường hợp cơ thể giảm sản xuất hormone FSH sẽ kéo theo giảm khả năng sinh sản. Nếu có ý định mang thai, người bệnh nên chú ý cải thiện mức FSH trong cơ thể bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm biện pháp cải thiện thông qua thực phẩm.
8.1 Acid béo omega 3-6-9
Các acid béo thiết yếu có trong dầu cá, dầu hạt lanh và các loại cá béo là những yếu tố chính trong sản xuất hormone, có cả FSH.
Dầu cây lưu ly và các nguồn thực phẩm như bơ, các loại hạt cũng có thể cung cấp acid béo mà cơ thể cần.
8.2 Rau có màu xanh đậm
Cải xoăn, bông cải, rau bina, cùng với rong biển, tảo bẹ, chúng chứa nhiều các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hỗ trợ cho hệ nội tiết khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình sản xuất FSH được hiệu quả hơn.
Bổ sung những thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn.
8.3 Nhân sâm
Đây được xem là một chất bổ phổ biến, giúp làm tăng khả năng sinh sản và khả năng tình dục ở nam giới. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ và nuôi dưỡng tuyến yên, vùng dưới đồi và có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nồng độ FSH.
Người bệnh nên tuân theo liều khuyến cáo là 1g/ngày, để tránh tác động tiêu cực đến quá trình đông máu.
8.4 Hạt macca
Dưỡng chất từ loại hạt này ảnh hưởng tích cực đến việc giải phóng hormone, bao gồm cả sự sản sinh hormone FSH. Bổ sung 3g maca hàng ngày sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ.
Tóm lại, hormone FSH rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở con người. Việc thiếu hụt nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai.
Cho nên, mọi người hãy chú ý cải thiện nội tiết tố này bằng cách kết hợp những thực phẩm vào chế độ ăn uống để giúp làm tăng mức độ FSH một cách tự nhiên.
Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Sài Gòn.
Bên cạnh, cung cấp các dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân khó có con ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.
Bên cạnh hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|
Nguồn tài liệu tham khảo: