Chị Trần Thị Lan (35 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) gửi câu hỏi về Bệnh Viện nội dung như sau: “Tôi đã kết hôn hơn 8 năm nhưng chưa có con dù đã cố gắng nhiều phương pháp, trong đó có cả IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). Khi thực hiện kỹ thuật này, mặc dù bác sĩ thông báo phôi thai phát triển tốt nhưng sau khi chuyển phôi thì tôi lại không giữ được con do tình trạng “thai sinh hoá”. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn và hướng dẫn thêm cho tôi cũng như những người cùng hoàn cảnh như tôi biết thêm về phương pháp điều trị và cách ngăn ngừa tình trạng thai IVF bị sinh hoá trong những lần chuyển phôi tiếp theo”. 

Giải đáp: Thai IVF bị sinh hoá - Cách điều trị & Phòng ngừa
Giải đáp: Thai IVF bị sinh hoá – Cách điều trị & Phòng ngừa

1. Thai sinh hóa là gì?

Thai sinh hóa là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng sảy thai rất sớm, xảy ra trước khi có thể thấy hình ảnh túi thai qua siêu âm. Tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Nghĩa là phôi thai dù đã được cấy vào tử cung nhưng không thể tiếp tục phát triển, dẫn đến sảy thai. 

Tình trạng thai IVF bị sinh hóa cũng có thể được hiểu là khi chỉ có sự hiện diện của beta hCG – dấu hiệu nhận biết sớm nhất của thai kỳ, nhưng không có bất kỳ dấu hiệu chắc chắn nào khác của việc có thai. Điều này dẫn tới trường hợp nhiều phụ nữ nhận thấy chỉ số beta hCG trong huyết thanh tăng lên nhưng khi đi khám thai, bác sĩ lại phát hiện thai không phát triển và được chẩn đoán là thai sinh hóa.

Thai sinh hóa là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng sảy thai rất sớm
Thai sinh hóa là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng sảy thai rất sớm

2. Nguyên nhân thai IVF bị sinh hoá

Tình trạng sảy thai sớm ở những người thực hiện chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng tương tự như trường hợp có thai tự nhiên, liên quan đến các yếu tố sức khỏe và lối sống. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thai IVF bị sinh hóa sớm là do bản thân phôi thai có bất thường hoặc do tử cung của người mẹ. 

Trong trường hợp này, chẩn đoán nguyên nhân ban đầu có thể là do niêm mạc tử cung của chị quá mỏng khiến thai không bám được vào nên tự tuột ra. 

Với trường hợp của chị, phôi thai phát triển tốt và đã tiến hành chuyển phôi, đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy chất lượng trứng khá ổn. Nhưng với những phụ nữ ở độ tuổi từ 35 trở lên, chúng tôi cũng không thể bỏ qua việc kiểm tra khả năng dự trữ buồng trứng để đánh giá số lượng trứng đạt yêu cầu còn lại để thực hiện liệu trình IVF tiếp theo. 

Để có kết luận chính xác hơn, chúng tôi cần thực hiện thêm các xét nghiệm di truyền phôi thai và kiểm tra tình trạng sức khỏe của chị gồm rối loạn tuyến giáp, rối loạn hormone hay bệnh tự miễn, có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai sớm trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai IVF bị sinh hoá
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai IVF bị sinh hoá

3. Thai IVF bị sinh hoá có điều trị được không?

Khả năng điều trị thai IVF bị sinh hóa phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Để nâng cao cơ hội mang thai, chị cần quyết tâm hơn nữa. Nếu nguyên nhân được khắc phục và phương pháp điều trị phù hợp, việc tiếp tục IVF sẽ có triển vọng thành công rất cao.

Hãy đặt niềm tin vào Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn vì chúng tôi có các kỹ thuật hiện đại như nuôi phôi ngày 5 và xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Nhiều chị em gặp khó khăn tương tự như chị đã điều trị thành công và đang mang thai.

4. Cách ngăn ngừa tình trạng thai IVF bị sinh hoá

  • Dinh dưỡng và sức khỏe: duy trì chế độ ăn uống cân đối và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tạo điều kiện tối ưu cho quá trình làm tổ của phôi.
  • Theo dõi sức khỏe tử cung: kiểm tra và điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung trước khi thực hiện IVF để đảm bảo môi trường tốt nhất cho phôi thai.
  • Chọn phôi thai chất lượng: sử dụng phôi thai có chất lượng tốt nhất, có thể được xác định thông qua kỹ thuật xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để tăng khả năng thành công.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: hãy đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi, cả về mặt thể chất và tinh thần.
  • Tránh quan hệ tình dục sau chuyển phôi: để giảm áp lực gây ra các co thắt tử cung – vấn đề làm giảm khả năng phôi thai làm tổ và phát triển.
Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố phòng ngừa tình trạng thai IVF bị sinh hoá
Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố phòng ngừa tình trạng thai IVF bị sinh hoá
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. Biochemical Pregnancy. (2024). Retrieved 15 August 2024, from https://www.uranj.com/blog/biochemical-pregnancy
  2. Chemical Pregnancy. (2024). Retrieved 15 August 2024, from https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22188-chemical-pregnancy
  3. What is a biochemical pregnancy? – Genesis Fertility New York. (2024). Retrieved 15 August 2024, from https://www.genesisfertility.com/blog/what-is-a-biochemical-pregnancy/