Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi BSCKI. Phan Nguyễn Hoàng Vân – Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

Điện tâm đồ được đánh giá là phương pháp đơn giản, hữu ích, an toàn và không xâm lấn để đo hoạt động của tim. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi, được áp dụng cho mọi đối tượng để chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý về tim.

Ý nghĩa của phương pháp đo điện tâm đồ
Ý nghĩa của phương pháp đo điện tâm đồ

1. Tìm hiểu điện tâm đồ là gì?

Điện tâm đồ hay còn gọi là điện tim (Electrocardiogram – viết tắt là ECG) đây là một dạng chẩn đoán giúp ghi lại nhịp tim hay sự thay đổi của dòng điện do quả tim tạo ra. 

Điện tâm đồ được áp dụng rộng rãi trong y học, giúp chẩn đoán và theo dõi trạng thái hoạt động của tim, cũng như các bệnh lý thường hay gặp phải tại cơ quan này. Bên cạnh đó, phương pháp này được trang bị trên xe cấp cứu và trong phòng phẫu thuật.

Điện tâm đồ được áp dụng cho tất cả đối tượng ở mọi lứa tuổi, bao gồm người khỏe mạnh, lẫn người đang gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, trong mục khám sức khỏe định kỳ thì đây là chỉ định thường quy mà ai cũng cần phải thực hiện.

Điện tâm đồ giúp ghi lại nhịp tim hay sự thay đổi của dòng điện do quả tim tạo ra
Điện tâm đồ giúp ghi lại nhịp tim hay sự thay đổi của dòng điện do quả tim tạo ra

2. Đo điện tâm đồ được chỉ định trong những trường hợp nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định đo điện tâm đồ để chẩn đoán những căn bệnh được nêu ra dưới đây, đó là:

Rối loạn nhịp tim: phát hiện những bất thường tại vị trí phát ra nhịp, như ở nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim, điều này sẽ cho hình ảnh nhịp tim bất thường trên ECG.

Phì đại cơ nhĩ/thất: quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ thay đổi, do đó trên giấy ghi điện tim sẽ cho một số gợi ý về tình trạng buồng tim lớn.

Rối loạn dẫn truyền: tổn thương hay mất đồng bộ trong dẫn truyền sẽ cho hình ảnh bất thường về nhánh điện học của tim trên bảng ghi.

Nhồi máu cơ tim (các giai đoạn): cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí sẽ dẫn đến một số tổn thương hay hoại tử, chính vì thế khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi. Sự thay đổi này được xem là chẩn đoán giá trị nhất của phương pháp cận lâm sàng tim mạch.

Bệnh tim, thiếu máu cục bộ: cơ tim thiếu máu sẽ cho ra hình ảnh dẹt sóng T trên điện tâm đồ và sóng T âm.

Rối loạn điện giải: do sự di chuyển của các ion, như natri, kali, canxi hình thành điện tim và khi có sự thay đổi nồng độ các chất này thì điện tâm đồ cũng sẽ thay đổi.

Nghi ngờ tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim.

Theo dõi máy tạo nhịp tim.

Ngộ độc thuốc: Digoxin sẽ làm thay đổi đoạn ST và thuốc chống trầm cảm sẽ làm dài đoạn QT.

Điện tâm đồ giúp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tim
Điện tâm đồ giúp chẩn đoán các bệnh liên quan đến tim

3. Nguyên lý đo điện tâm đồ

Sau đây là cách máy đo điện tâm đồ hoạt động:

Trái tim chúng ta bằng cách thực hiện các động tác co bóp theo nhịp để đảm nhận nhiệm vụ bơm máu đi đến các cơ quan và điều khiển cho quá trình này là một hệ thống dẫn truyền ở bên trong cơ tim. 

Trong quá trình tạo nhịp, tim sẽ tạo ra một dòng điện rất nhỏ nhưng chúng sẽ được máy đo điện tâm đồ vẫn có thể ghi lại, nhờ thông qua các cực điện được đặt tại các vị trí như ngực, tay và chân của người bệnh.

Máy sẽ làm động tác khuếch đại tín hiệu đại và hiển thị nó trên điện tâm đồ để ghi lại. Điện tim sẽ có hình dạng là những đường gấp khúc lên xuống, giúp mô tả sự biến thiên của nhịp co bóp do tim tạo ra.

4. Tại sao phương pháp điện tâm đồ lại quan trọng?

Tim hoạt động sẽ tạo ra các xung điện nhỏ dẫn truyền đến cơ tim để thực hiện sự co bóp và những xung điện này sẽ được ghi lại bởi máy điện tâm đồ

Hình ảnh điện tim sẽ giúp các chuyên gia tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như đánh trống ngực, đau thắt ngực hoặc các bất thường của tim, chẳng hạn là:

  • Loạn nhịp tim: đây là trường hợp nhịp tim đập rất nhanh, rất chậm hoặc không đều. Các dạng điện tim khác nhau sẽ biểu hiện tình trạng loạn nhịp tim khác nhau.
  • Nhồi máu cơ tim mới xảy ra hoặc đã xảy ra trước đây: tình trạng này gây thương tổn cho cơ tim và có thể để lại vết sẹo. Những tổn thương ở tim này có thể được phát hiện bởi những dạng ECG bất thường.
  • Lớn tim: bệnh này sẽ tạo ra các xung động điện tim lớn hơn so với bình thường.

Thông thường, điện tâm đồ sẽ được thực hiện như một phần của xét nghiệm thường quy như các xét nghiệm tiền phẫu bởi sẽ không gây chảy máu, dễ thực hiện, ít tốn kém, ít tốn thời gian.

Hình ảnh biểu thị trên điện tâm đồ giúp chẩn đoán được tình trạng rối loạn nhịp tim
Hình ảnh biểu thị trên điện tâm đồ giúp chẩn đoán được tình trạng rối loạn nhịp tim

5. Các loại máy điện tâm đồ

Máy đo điện tâm đồ được phân thành các loại như sau:

5.1  Máy đo ECG phân theo số kênh

Máy đo điện tâm đồ 1 kênh xách tay có khối lượng và kích thước khá nhỏ, tiện lợi. 

Hiện nay, do nhu cầu đánh giá điện tim nhanh chóng tăng lên, máy đo điện tim được dùng phổ biến nhất là loại máy đo 3 kênh, 6 kênh và 12 kênh. 

Những loại máy này được dùng phổ biến trong hầu hết các phòng khám và bệnh viện. Ngoài chức năng đo ECG, những máy này đã được tích hợp thêm những thông số khác như nhịp đập của mạch, âm tim, áp suất của mạch máu,…

5.2 Đo theo nguồn điện cung cấp

Đây là những máy sử dụng dòng điện một chiều (pin sạc) hoặc dòng điện xoay chiều. Thường thì những loại máy này thuộc dạng xách tay sẽ dùng nguồn điện một chiều để giúp thuận tiện hơn.

5.3 Phân loại theo cách in tín hiệu điện tim ra giấy

Có 3 loại ghi điện tim như sau:

  • Có đầu ghi mực trên băng giấy
  • Có đầu ghi quang
  • Có đầu ghi nhiệt
Điện tâm đồ giúp kiểm tra tần số tim
Điện tâm đồ giúp kiểm tra tần số tim

6. Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ

Cấu trúc của tim người chia thành có bốn ngăn, có chức năng chứa và bơm máu, hai tâm nhĩ phần nhỏ ở phía trên, hai tâm thất phần dưới lớn hơn gọi.

Máu sẽ theo đường tĩnh mạch từ các cơ quan trong cơ thể trở về tâm nhĩ phải và máu từ phổi trở về tâm nhĩ trái. 

Tâm nhĩ trái sẽ co bóp để bơm máu vào tâm thất trái và phải đưa máu vào thất phải. Sau đó, thất phải sẽ co bóp để bơm máu theo động mạch lên phổi và thất trái bóp để bơm máu đi đến các cơ quan trong cơ thể. 

Tim hoạt động đều đặn và thứ tự như thế là nhờ vào hệ thống các tế bào dẫn điện đặc biệt nằm trong cơ tim.

Trong nhĩ phải có một nút xoang, gồm các tế bào có khả năng phát ra xung điện. Xung điện này sẽ truyền ra các cơ xung quanh làm co bóp hai tâm nhĩ (sóng P trong điện tâm đồ). 

Sau đó dòng điện sẽ tiếp tục truyền theo một chuỗi tế bào đến nút nhĩ thất nằm gần với vách liên thất, theo chuỗi tế bào sợi Purkinje chạy dọc vách liên thất lan vào các cơ xung quanh (tạo ra sóng QRS) làm hai tâm thất co bóp. Tiếp theo đó, các xung điện giảm đi, tâm thất giãn ra (tạo ra sóng T).

Cơ chế hoạt động điện tâm đồ là: khi tim hoạt động các tế bào ở tim sẽ tạo ra một xung điện, chúng sẽ đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền và được ECG ghi lại thành các tín hiệu điện. 

Những bệnh như rối loạn nhịp đập của tim, đau thắt ngực có thể sẽ được phát hiện sau khi tiến hành đo điện tâm đồ. Chính vì thế, phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng và trở thành nên phổ biến trong hầu hết các bệnh viện.

Hình ảnh trên điện tâm đồ biểu hiện bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim
Hình ảnh trên điện tâm đồ biểu hiện bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim

7. Quy trình đo điện tâm đồ

Quy trình đo điện tâm đồ sẽ được thực hiện bởi các kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng viên, kết quả sẽ được đọc bởi bác sĩ Nội tổng quát hoặc bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.

Trong quá trình đo điện tim, bệnh nhân nên thực hiện các bước sau:

  • Người bệnh sẽ nằm ngửa trên bàn khám, để lộ vùng ngực, cổ tay, cổ chân.
  • Kỹ thuật viên sẽ lau sạch vùng da gắn điện cực.
  • Sau đó, xác định vị trí và đặt các điện cực vào các vùng ngực, cổ tay, cổ chân hai bên, điện cực được kết nối bằng dây dẫn với máy ECG và tín hiệu điện tâm đồ sẽ hiển thị trên màn hình dưới dạng những đường lượn sóng.
  • Máy sẽ ghi lại các sóng điện bất thường trong khoảng vài chục giây.
  • Cuối cùng, kỹ thuật viên sẽ tháo tất cả các điện cực và kết thúc quá trình đo điện tim.

Trong suốt quá trình, người bệnh cần nên nằm yên thư giãn, việc căng thẳng hoặc cử động có thể làm thay đổi kết quả đo điện tim. 

Kỹ thuật này không gây đau đớn và cũng không có bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Một số trường hiếm gặp người bệnh có thể bị kích ứng tại vị trí dán điện cực.

Không tập thể dục hoặc hút thuốc lá trước khi đo điện tim để tránh gây ra kết quả sai.

Nếu kết quả đo bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác kèm theo để chẩn đoán hoặc loại trừ một số nguyên nhân gây ra bất thường.

Điện tâm đồ đánh giá được nhịp tim của bệnh nhân nhanh hay chậm
Điện tâm đồ đánh giá được nhịp tim của bệnh nhân nhanh hay chậm

8. Ý nghĩa kết quả điện tâm đồ

Tần số tim: nhịp tim có thể được đo bằng cách kiểm tra mạch đập thông thường. Nhưng điện tâm đồ sẽ hữu ích hơn khi khó bắt mạch hoặc quá nhanh hoặc khó để đếm chính xác.

Rối loạn nhịp tim: kỹ thuật này có thể giúp bác sĩ xác định nhịp tim bất thường nhanh (nhanh/chậm) hoặc loạn nhịp. Bên cạnh đó, một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc an thần hoặc các chất kích thích, có thể gây loạn nhịp tim.

Nhồi máu cơ tim: máy ECG thường cho thấy bằng chứng của một cơn đau tim trước đó hoặc lúc đang xảy ra. Hình ảnh trên điện tâm đồ sẽ có thể chỉ ra đó là một phần đã bị bất hoạt ở tim, cũng như mức độ ảnh hưởng của nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu và cung cấp oxy cho tim: điện tâm đồ được thực hiện trong khi đang có triệu chứng sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân đau ngực là do giảm lưu lượng máu đến cơ tim, như tình trạng đau thắt ngực.

Cấu trúc bất thường: kỹ thuật này có thể cung cấp cho các bác sĩ một số gợi ý về giãn nở buồng tim, dày thành hoặc các khuyết tật về van tim và một số các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn.

Bên cạnh có những dịch vụ xét nghiệm giúp các cặp vợ chồng tìm ra nguyên nhân “muộn con” mà còn cung cấp những kỹ thuật giúp đánh giá tình trạng sức khỏe trước khi có dự định mang thai.

Bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm thâm niên trong nghề, “mát tay” nâng cao tỷ lệ đậu thai cho các cặp vợ chồng mong con trong thời gian dài.

Hơn thế nữa, hệ thống trang thiết bị, vật tư hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến trên thế giới, giúp cho các xét nghiệm được chính xác hơn, góp phần cho việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://s.net.vn/xeuf
  2. https://www.metropolisindia.com/blog/preventive-healthcare/ecg-test-types-benefits
  3. https://www.downtownmedical.com/blog/what-are-the-benefits-of-having-an-ekg