Enzyme nắm giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chúng có vai trò liên kết và thay đổi các hợp chất và giúp duy trì các hoạt động tại hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, cơ bắp và các cơ quan khác.

Enzyme có vai trò gì đối với cơ thể
Enzyme có vai trò gì đối với cơ thể

1. Tổng quan về enzyme

Enzyme hay được gọi là men, đây là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein, được tạo thành từ các tế bào sinh vật. 

Hoạt chất này tồn tại trong cơ thể động vật, thực vật và cả trong cơ thể con người.

Trong cơ thể, enzyme có nhiệm vụ làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học, liên kết và biến đổi cấu trúc của các phân tử, mục đích là để phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa, hoạt động của cơ và hệ thần kinh, chẳng hạn:

Hệ tiêu hóa, enzym có tác dụng phá vỡ các cấu trúc phân tử phức tạp để tạo ra các phân tử đơn giản, như glucose để sản xuất ra năng lượng. 

Hỗ trợ quá trình sao chép ADN trong mỗi lần phân bào, bằng cách tháo cuộn nucleotide và sao chép các mã thông tin. 

Ở gan, enzym phối hợp với các loại men khác, giúp phân hủy các độc tố.

Để enzyme hoạt động hiệu quả thì môi trường tốt nhất là ở khoảng 37°C. Nếu thấp hơn nhiệt độ này, thì chúng hoạt động chậm hơn rất nhiều.

Tùy thuộc vào vị trí của các nhóm men trong cơ thể, thì chúng chỉ có thể hoạt động trong khoảng pH nhất định. Chẳng hạn, pH 7,5, các men ở trong ruột sẽ hoạt động tốt nhất, còn ở pH 2, các men sẽ hoạt động tốt nhất trong dạ dày.

Enzyme (men) là được xem là chất xúc tác hóa học trong cơ thể
Enzyme (men) là được xem là chất xúc tác hóa học trong cơ thể

2. Cấu trúc của enzyme

Đa số các enzyme đều có dạng hạt (hình cầu), khối lượng phân tử lớn từ 12.000 dalton đến 1.000.000 dalton hoặc có khi còn lớn hơn nữa.

Các enzym tan trong nước tạo ra thành dung dịch keo. Chúng cũng tan trong dung dịch muối loãng, glycerin và các dung môi hữu cơ khác. 

Liên kết của chúng không bền vầ rất dễ bị biến tính ở nhiệt độ cao. Nếu cấu trúc của các men bị thay đổi thì chúng sẽ mất khả năng xúc tác.

Enzyme được chia thành 2 phần: 

  • Phần protein hay apoenzyme. Nhóm chất này có tác dụng nâng cao hoạt tính xúc tác của coenzyme và quyết định tính đặc hiệu của men.
  • Phần không phải protein, được gọi là coenzyme. Chất này sẽ là chất xúc tác và trực tiếp tham gia vào nhiều phản ứng trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giữ vai trò quyết định kiểu phản ứng và làm tăng độ bền của các apoenzyme.
Cấu trúc của các men sẽ không bền khi ở nhiệt độ cao
Cấu trúc của các men sẽ không bền khi ở nhiệt độ cao

3. Công dụng của enzyme

Theo các nhà nghiên cứu, enzyme có nhiều công dụng đối với cơ thể, đó là:

3.1 Tác dụng phân giải

Nhóm chất này có tác dụng giúp chuyển hóa và cân bằng mọi chất dinh dưỡng, được cơ thể hấp thụ qua đường ăn uống, từ đó giúp nâng cao sức khỏe, cũng như ngăn ngừa được nhiều loại bệnh.

3.2 Làm sạch máu

Nhóm men này có khả năng đào thải các độc tố có trong cơ thể thông qua đường mồ hôi, tiểu tiện. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cơ thể cân bằng lượng cholesterol có trong máu.

3.3 Tác dụng kháng viêm

Ngoài tác dụng ngăn ngừa các tác nhân gây viêm, thì nhóm chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi tế bào, làm lành vết thương cực nhanh.

3.4 Bảo vệ hệ tiêu hóa

Enzyme có nhiệm vụ hỗ trợ gan thải độc, giúp những vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

3.5 Tăng cường sức đề kháng

Enzym tham gia bảo vệ, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp tế bào sản sinh phát triển khỏe mạnh.

Men có chức năng tăng cường sức đề kháng
Men có chức năng tăng cường sức đề kháng

4. Tìm hiểu vai trò của enzyme tiêu hóa trong cơ thể

Enzyme tiêu hóa giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, cụ thể như sau:

4.1 Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng

Cơ thể chúng ta hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, hiệu quả hơn hẳn là nhờ các enzyme. Chúng được ví như một con dao, có nhiệm vụ cắt nhỏ thức ăn để cơ thể hấp thụ tốt và nhanh hơn.

Enzyme có chức năng phân giải thức ăn vào bảo vệ hệ tiêu hóa
Enzyme có chức năng phân giải thức ăn vào bảo vệ hệ tiêu hóa

4.2 Hạn chế các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Men tiêu hóa có nhiệm vụ ngăn ngừa, hạn chế các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa. Trường hợp khi lượng men tiêu hóa trong cơ thể không đủ, cơ thể phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Một số trường hợp cơ thể thường gặp phải, đó là: đầy hơi khó tiêu, táo bón mãn tính hoặc viêm loét đại tràng,…

4.3 Hạn chế hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi lượng enzyme tiêu hóa trong cơ thể không đủ. Việc này tạo kiện thuận lợi để vi khuẩn tồn tại trong ruột phát triển, tiêu thụ thức ăn không được phân giải, chuyển hóa.

Dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích đó là cảm giác đầy hơi, khó tiêu,… Ngoài ra. người bệnh sẽ thường xuyên bị tiêu chảy, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và công việc.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích đó là bổ sung men tiêu hóa cơ thể đều đặn.

Men tiêu hóa có đóng góp rất lớn cho việc điều trị bệnh ung thư, giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Enzyme có vai trò làm hạn chế triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Enzyme có vai trò làm hạn chế triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

5. Điểm danh các loại enzyme trong cơ thể

Có đến hàng ngàn loại enzyme trong cơ thể con người, được xếp chia 2 nhóm đó là loại men tiêu hóa và men chuyển hóa. 

Các loại men tiêu hóa hóa: Đây là nhóm chất được tiết ra tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. 

Các loại enzyme chuyển hóa: được sản sinh trong các tế bào, các men chuyển hóa này sẽ giúp cơ thể tổng hợp và sử dụng năng lượng, nhằm phục vụ cho các hoạt động của cơ thể như hít thở, di chuyển, suy nghĩ,…

Một số loại enzyme điển hình có trong cơ thể:

  • Lipase: giúp tiêu hóa chất béo tại ruột
  • Amylase: chuyển hóa tinh bột thành đường
  • Maltase: chuyển hóa đường maltose thành glucose
  • Trypsin: chuyển hóa protein thành các acid amin
  • Lactase: được tìm thấy ở ruột non, giúp chuyển hóa lactose thành glucose và galactose
  • Acetylcholinesterase: phân hủy chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine có trong dây thần kinh và cơ
  • Helicase: giúp tháo xoắn ADN
  • ADN polymerase: giúp tổng hợp ADN từ deoxyribonucleotide
Công thức của men Lactase được tìm thấy ở ruột non
Công thức của men Lactase được tìm thấy ở ruột non

Ở hệ tiêu hóa, con người có nhiều lựa chọn cho thực phẩm hàng ngày, đó là thức ăn nấu chín, chế biến sẵn nên cơ thể gần như phải dựa vào các enzyme tiêu hóa tự nhiên. 

Với những người lớn tuổi, cơ thể lượng men tiêu hóa sẽ sản xuất càng ngày càng ít, khiến cho thức ăn tiêu hóa ngày một khó khăn hơn.

Cho nên, việc bổ sung các men càng trở nên quan trọng, không những cải thiện hệ tiêu hóa, mà còn giúp cho sức khỏe tổng thể được tốt hơn. 

6. Để enzyme hoạt động thì cần điều kiện nào?

Trong những điều kiện nhất định sau đây sẽ giúp cho enzyme hoạt động, đó là:

  • Ở nhiệt độ 37°C hầu hết các men trong cơ thể đều có thể hoạt động tốt nhất. Nếu ở nhiệt độ thấp hơn, các men này vẫn sẽ hoạt động nhưng tốc độ chậm hơn nhiều. 
  • Các men này hoạt động còn dựa vào độ pH ở những vị trí trong cơ thể. Chẳng hạn, như ở độ pH 7,5 enzyme trong ruột sẽ hoạt động tốt nhất, còn với ở độ pH 2 thì các enzym trong dạ dày lại chỉ hoạt động tốt nhất.
  • Ở nhiệt độ cao, môi trường quá acid hoặc quá kiềm đều sẽ gây ảnh hưởng đến các enzyme, khiến chúng sẽ thay đổi hình dạng gây khó khăn trong việc liên kết với các chất. 
  • Khi cơ thể chúng ta bị sốt, thân nhiệt tăng lên sẽ khiến cấu trúc của các men bị phá vỡ. Ngoài ra, một số vấn đề về sức khỏe, như bệnh viêm tụy cũng khiến các men tiêu hóa bị giảm số lượng lẫn hiệu quả hoạt động.

7. Enzyme biến chất khi nào?

Một số yếu tố sau đây sẽ khiến cấu trúc enzyme bị biến đổi:

  • Nhiệt độ: enzyme hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ cơ thể dao động từ 36,1°C đến 37,2°C. Nếu thân nhiệt của bạn tăng lên do bị sốt, điều này sẽ khiến cho cấu trúc của các men sẽ bị phá vỡ và hoạt động không còn bình thường. 
  • Bệnh tật: một số bệnh gây tổn thương tuyến tụy, sẽ làm giảm số lượng và tính hiệu quả của một số enzyme tiêu hóa.
  • Độ pH: nếu độ pH quá thấp hoặc quá cao thì cấu trúc và chức năng của các men sẽ bị ảnh hưởng.
  • Chất ức chế: những chất này gây cản trở quá trình phản ứng hóa học của enzyme. Chất ức chế sẽ được sản sinh trong cơ thể một cách tự nhiên hoặc dưới dạng thuốc như thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này làm ngăn chặn hoạt động của một số loại men trong cơ thể, khiến vi khuẩn lây lan và gây nhiễm trùng.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: một số thực phẩm chứa các enzym tiêu hóa giúp hỗ trợ các men sản sinh tự nhiên trong cơ thể.
Độ pH quá cao hoặc quá thấp cũng gây ảnh hưởng nên hoạt động của men trong cơ thể
Độ pH quá cao hoặc quá thấp cũng gây ảnh hưởng nên hoạt động của men trong cơ thể

8. Thiếu hụt enzyme có gây nguy hiểm không?

Nếu cơ thể thiếu hụt enzyme sẽ khiến sức khỏe gặp rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, thiếu hụt các loại men tiêu hóa sẽ ảnh hưởng quá trình tạo năng lượng cho cơ thể, khiến cơ thể sẽ rơi vào tình trạng bị mệt mỏi.

Bên cạnh đó, việc thiếu hụt men trong cơ thể còn gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, rối loạn về ruột, xơ vữa động mạch, cholesterol cao.

9. Ai có nguy cơ thiếu enzyme?

Các đối tượng sau đây cần đặc biệt chú ý bổ sung enzyme:

  • Người mắc các bệnh viêm tụy, xơ nang và ung thư tuyến tụy, các men sẽ bị giảm số lượng, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn, vì thế sẽ gây hạn chế việc hấp thu chất dinh dưỡng ở người bệnh. 
  • Những người ăn kiêng rất dễ bị thiếu hụt enzyme nếu thực đơn ăn uống ăn không khoa học. Việc bổ sung men cho nhóm người này khá quan trọng, thông qua cách tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều men hoặc có thể sử dụng enzyme giảm cân. 
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa chất, thuốc trừ sâu,…
Bệnh lý viêm tụy làm giảm tác dụng, hoạt động của các enzyme trong cơ thể
Bệnh lý viêm tụy làm giảm tác dụng, hoạt động của các enzyme trong cơ thể

Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện TIÊN PHONG trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn, nam khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài cung cấp những dịch vụ thăm khám và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, bệnh viện còn có gói khám giúp đánh giá sức khỏe cho những người đang có dự định mang thai.

Bên cạnh đó, bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế đều là những người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản, điều này sẽ nâng cao tỷ lệ điều trị vô sinh cho các cặp đôi thành công hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/articles/21532-enzymes
  2. https://infinitabiotech.com/blog/benefits-of-digestive-enzymes
  3. https://www.healthline.com/health/why-are-enzymes-important