Chlamydia là một bệnh xã hội có thể lây lan qua đường tình dục. Bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh nếu không điều trị kịp thời.

Chlamydia có thể điều trị khỏi hoàn toàn
Chlamydia có thể điều trị khỏi hoàn toàn

1. Chlamydia là bệnh gì

Chlamydia được biết là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra và cả hai giới đều có thể mắc bệnh lý này. 

Nam giới có thể bị nhiễm bệnh ở vùng niệu đạo, trực tràng hoặc cổ họng. Còn ở nữ giới, khu vực dễ bị nhiễm vi khuẩn nhất là ở cổ tử cung, trực tràng hoặc cổ họng. 

Bệnh lý này không phải là một bệnh khó điều trị, nhưng trong trường hợp nếu bệnh không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Chlamydia được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm, do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra
Chlamydia được xếp vào nhóm bệnh xã hội nguy hiểm, do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra

2. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia

Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia, chúng ký sinh trong tế bào sống, có hình cầu, kích thước trung gian giữa vi khuẩn và vi rút. Chúng được chia làm ba nhóm sau:

  • Chlamydia Psittaci: loại này thường có ở chim, nếu lây cho người gây sốt vẹt.
  • Chlamydia Pneumoniae: loại này gây bệnh đường hô hấp và có thể lây từ người sang người.
  • Chlamydia Trachomatis: gây bệnh ở đường sinh dục và bệnh đau mắt hột ở người.

Tham khảo:

3. Bệnh Chlamydia lây truyền như thế nào

Chlamydia là một trong những bệnh xã hội và sẽ lây qua những con đường sau:

Quan hệ tình dục: đây được xem là nguyên nhân chính lây bệnh này. Bệnh này có thể lây bệnh sang bạn tình, qua đường quan hệ tình dục bằng hậu môn, miệng hoặc âm đạo. Trong trường hợp, người có nhiều bạn tình thì có nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.

Ngoài ra, bệnh này còn lây từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc sử dụng chung đồ chơi tình dục với người bệnh.

4. Triệu chứng nhiễm Chlamydia

Người mắc bệnh Chlamydia ở giai đoạn đầu, thông thường sẽ không có dấu hiệu rõ rệt. Ngay cả khi xuất hiện, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường rất nhẹ nên dễ bỏ qua. Nhưng nếu bệnh kéo dài, thì triệu chứng dần hiện rõ và đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính.

4.1 Triệu chứng ở nam giới

  • Tiểu buốt, đau.
  • Nóng rát, ngứa lan rộng ở đầu dương vật.
  • Tiết dịch màu bất thường, dịch màu trắng đục, mùi hôi từ lỗ sáo dương vật.
  • Nặng hơn có thể đau, sưng ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
  • Rối loạn xuất tinh, có kèm theo máu.
Những cơn đau sẽ xuất hiện nếu nam giới mắc bệnh Chlamydia
Những cơn đau sẽ xuất hiện nếu nam giới mắc bệnh Chlamydia

4.2 Triệu chứng ở nữ giới

  • Dịch tiết âm đạo bất thường hoặc có mùi hôi.
  • Vùng kín ngứa, đau rát khi đi vệ sinh.
  • Đau khi quan hệ.
  • Đau bụng kèm theo sốt và buồn nôn.
  • Nhiễm trùng cổ tử cung, chảy máu vùng kín.
  • Đau bụng dưới do vi khuẩn di chuyển, lan rộng sang trực tràng.

4.3 Một số dấu hiệu khác

  • Chlamydia lây nhiễm vào trực tràng sẽ gây đau hoặc chảy máu.
  • Hậu môn: khó chịu và tiết dịch.
  • Mắt: đỏ, đau và nhiễm trùng.

5. Chẩn đoán Chlamydia

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng nghi ngờ, cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm, sớm chẩn đoán, điều trị để tăng cơ hội chữa khỏi bệnh. Một số xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh Chlamydia bao gồm:

  • Xét nghiệm khuếch đại Acid Nucleic: bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu dịch trong âm đạo, niệu đạo hoặc nước tiểu mang đi xét nghiệm. Phương pháp này có thể thực hiện với mẫu của cả nam và nữ.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp – DFA: phương pháp này giúp phát hiện kháng nguyên Chlamydia bằng kháng thể đơn nhưng độ nhạy thì không cao, chỉ đạt khoảng 60% – 85% so với nuôi cấy, nhưng độ đặc hiệu đạt đến 99%.
  • Phương pháp miễn dịch gắn men – EIA: phương pháp này giúp tìm thấy kháng thể kháng Chlamydia trong máu bệnh nhân, đồng thời kích hoạt hệ thống miễn dịch. Độ nhạy của phương pháp này đạt đến 80%, độ đặc hiệu cao lên đến 99%.
  • Phản ứng chuỗi PCR – Polymerase, LCR – Ligase Chain Reaction và TMA: mẫu xét nghiệm được lấy từ cổ tử cung, niệu đạo và nước tiểu. Độ đặc hiệu lên đến 99%, độ nhạy dao động từ 70% đến 100%.
Có thể phát hiện vị khuẩn Chlamydia bằng xét nghiệm huỳnh quang
Có thể phát hiện vi khuẩn Chlamydia bằng xét nghiệm huỳnh quang

6. Bệnh Chlamydia có nguy hiểm không? 

Câu trả lời là có. Chlamydia ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng, vì thế bệnh nhân thường bị bỏ qua. Nhưng khi phát hiện thì đa số ở giai đoạn muộn, lúc này bệnh đã xuất hiện nhiều biến chứng.

7. Tại sao việc điều trị Chlamydia là quan trọng 

Bệnh Chlamydia thường để lại một số nguyên nhân nghiêm trọng và ảnh nhiều rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh, đó là:

  • Bệnh viêm vùng chậu: tình trạng này xảy ra khi vi khuẩn lây lan và làm nhiễm trùng ở một số bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ, chẳng hạn cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Bệnh lý này có thể gây ra bệnh lý vô sinh, thai ngoài tử cung,…
  • Viêm mào tinh hoàn: bệnh lý này gây nên tình trạng viêm, sốt, đau và sưng bìu.
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt: trường hợp này ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tinh hoàn, khiến tinh trùng xuất ra không khỏe mạnh để đáp ứng quá trình thụ thai.
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Chlamydia có thể lây truyền từ ống âm đạo sang thai nhi, khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt.
  • Thai ngoài tử cung: đây là trường hợp phôi làm tổ và phát triển bên ngoài tử cung. Tình trạng này cần được phẫu thuật để loại bỏ sớm, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Dễ nhiễm HIV: một số kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới nhiễm Chlamydia thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn người bình thường.
  • Bệnh xã hội: người mắc bệnh Chlamydia có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục khác như giang mai, lậu.
  • Phụ nữ sẽ dễ bị đau xương chậu mãn tính.
  • Viêm trực tràng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, biểu hiện của tình trạng này là đau và thải ra chất nhầy.
  • Khi bàn tay chứa khuẩn Chlamydia chạm vào mắt sẽ dẫn đến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng mắt, gây ra các bệnh lý viêm kết mạc, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị.

Việc điều trị Chlamydia rất cần thiết vì khi bệnh lý này nếu không được điều trị hoặc điều trị không đạt hiệu quả thì sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Chlamydia có nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung ở nữ giới
Chlamydia có nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung ở nữ giới

8. Phương pháp điều trị Chlamydia

Điều trị Chlamydia bằng thuốc kháng sinh. Tuyệt đối không được ngưng dùng thuốc ngay sau khi các triệu chứng được cải thiện, thay vào đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, điều trị dứt điểm, tránh bệnh tái phát.

Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị bằng Azithromycin mỗi ngày 2 lần và duy trì liên tục trong 7 – 14 ngày. Sau một tuần điều trị bằng đơn thuốc thì tình trạng nhiễm trùng sẽ hết. Đặc biệt, bệnh nhân cần kiêng giao hợp ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi hết dùng thuốc. 

Trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng như viêm vùng chậu có thể sẽ được dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc kháng sinh tĩnh mạch. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì có khi sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật.

9. Một số lưu ý trong quá trình điều trị Chlamydia

  • Không quan hệ tình dục trong giai đoạn chữa trị bệnh.
  • Cần thông báo với đối phương rằng bản thân mình đã bị nhiễm bệnh. Bởi vì họ cũng cần được thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục khác: HIV/AIDS, giang mai, lậu,…
  • Bệnh nhân có thể bị tái nhiễm, cho nên sau khi điều trị khỏi khoảng 3 tháng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

10. Phòng ngừa Chlamydia

Chlamydia có thể chữa khỏi nhưng không phải vì thế mà chủ quan với căn bệnh này. 

Cách phòng ngừa tốt nhất là không nên quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng. Trường hợp, nếu có phát sinh quan hệ tình dục, thì nên lưu ý một số điều sau:

Quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa Chlamydia
Quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa Chlamydia
  • Sử dụng bao cao su là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
  • Không quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Không dùng chung đồ chơi tình dục.
  • Không phát sinh giao hợp với bạn tình trong thời gian điều trị.
  • Chủ động bảo vệ bản thân bằng và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Kiểm tra, xét nghiệm sức khỏe định kỳ cho cả hai để kịp thời phát hiện những bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
  • Phụ nữ dưới 25 tuổi đã có quan hệ tình dục nên đi tầm soát bệnh ít nhất mỗi năm 1 lần.
  • Đối với phụ nữ mang thai nên sàng lọc Chlamydia để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh cho thai nhi.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ Sản Phụ khoa và các xét nghiệm, giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và sẽ được đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/std/chlamydia/stdfact-chlamydia.htm 
  2. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4023-chlamydia
  3. https://www.cdc.gov/std/chlamydia/stdfact-chlamydia-detailed.htm