IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hiện là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến và được rất gia đình lựa chọn. Tuy vậy, khi đứng trước quyết định thực hiện phương pháp này, vẫn còn nhiều chị em băn khoăn rằng “Bơm IUI có đau không?”. Để có thể giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chị Lê Thị Bích Tuyền (39 tuổi, Bình Chánh) đã gửi một bức thư đến Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn mong được giải quyết vấn đề của mình. Hai vợ chồng chị đã kết hôn được gần 7 năm và luôn mong mỏi có một gia đình nhỏ của riêng mình. Thế nhưng, dù có cố gắng hết sức cũng như thử rất nhiều phương pháp khác nhau, hai anh chị vẫn chưa thể có con. Dường như mọi nỗ lực của anh chị đều không mang lại kết quả như mong muốn.

Sau một thời gian dài tìm kiếm thông tin và đọc rất nhiều tài liệu, vợ chồng chị Tuyền đã quyết định tìm đến phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Tuy nhiên, khi tìm hiểu, chị Tuyền có rất nhiều lo lắng và băn khoăn. Điều chị muốn biết nhất là “Bơm IUI có đau không?”. Gia đình chị Tuyền rất mong muốn nhận được một câu trả lời rõ ràng từ các bác sĩ của Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn.

1. Tìm hiểu kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI)

Kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay còn gọi là IUI là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại nhất hiện nay. IUI được thực hiện bằng cách bơm những tinh trùng đạt chuẩn đã được lọc rửa cẩn thận vào buồng tử cung.

Việc thực hiện IUI sẽ giúp rút ngắn quãng đường tinh trùng gặp trứng để thụ tinh. Nhờ vậy, tỷ lệ thụ thai sẽ cao hơn so với thụ thai bình thường.

2. IUI phù hợp với những đối tượng nào?

Tùy vào từng trường hợp cũng như thể trạng, chị em sẽ phù hợp với những phương pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau. Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung sẽ phù hợp với những đối tượng sau:

– Đối với người vợ:

  • Hai hoặc một ống dẫn trứng và vòi trứng khỏe mạnh
  • Mắc chứng lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ đến vừa
  • Viêm cổ tử cung mãn tính
  • Rối loạn phóng noãn (rối loạn rụng trứng)
  • Bị dị ứng tinh dịch của chồng
  • Vô sinh không rõ nguyên nhân

– Đối với người chồng

  • Tinh trùng bất thường nhẹ hoặc trung bình, nhưng vẫn có khả năng di chuyển vào buồng trứng
  • Rối loạn xuất tinh: rối loạn cương dương, xuất tinh ngược,..
  • Gặp các vấn đề khác liên quan đến tình dục nam

3. Quy trình thực hiện IUI

3.1 Kiểm tra sức khỏe

Hai vợ chồng sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát để xem xét bản thân có phù hợp với những điều kiện làm IUI hay không

3.2 Kích thích buồng trứng

Người vợ sẽ sử dụng thuốc kích trứng ở dạng uống hoặc tiêm từ 2 – 3 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Đến khi nang noãn phát triển ở mức đạt, bác sĩ sẽ tiêm HCG để gây rụng trứng. 

3.3 Lấy và lọc tinh trùng

Trước khi thực hiện công đoạn bơm tinh trùng vào trứng, người chồng sẽ được đưa đi lấy tinh trùng. Mẫu tinh trùng này sẽ được lọc rửa thật kỹ càng, chọn lọc ra những tinh trùng khỏe mạnh nhất để có thể tiến hành IUI.

3.4 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Tinh trùng sau lọc rửa sẽ được bơm vào buồng tử cung sau 36 – 38 giờ tiêm mũi rụng trứng bằng ống thông chuyên dụng mỏng và an toàn.

3.5 Thử thai

Sau 14 ngày, người vợ có thể tiến hành thử thai và được kiểm tra để xác định kết quả thụ thai có thành công hay không.

4. Giải đáp: Bơm IUI có đau không?

Trước khi chính thức quyết định thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, người vợ thường băn khoăn và lo lắng rằng việc bơm IUI có gây ra đau đớn gì không?

Trên thực tế, để tiến hành làm IUI, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng có tên gọi là catheter. Dụng cụ này có hình dáng là đầu tù và mềm. Vì thế, khi đưa vào trong buồng tử cung sẽ không gây ra tổn thương hay đau đớn.

Hơn thế nữa, việc làm IUI có đau hay không một phần cũng phụ thuộc vào tay nghề của các bác sĩ. Tùy thuộc vào cách thực hiện của các bác sĩ mà các chị em có thể gặp tình trạng có cảm giác đau đớn nhẹ nhưng thông thường là nhẹ nhàng và ít đau đớn.

Chị em có thể gặp một số biểu hiện như đau tức ngực hay đau quặn bụng dưới. Nhưng chị em đừng quá lo lắng, đó là những biểu hiện bình thường sau khi thực hiện IUI.

Để có thể đảm bảo chắc chắn rằng quá trình an toàn và ít tổn thương nhất, chị em nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu có bất kì tình trạng bất thường nào thì cần phải tới bác sĩ kiểm tra ngay để có thể kiểm soát tình trạng kịp thời để tránh tình huống xấu có thể xảy ra.

5. Cần làm gì để tăng tỷ lệ thành công phương pháp IUI

Để có thể cải thiện sức khỏe cũng như tăng tỷ lệ đậu thai thành công sau khi tiến hành bơm IUI, người vợ nên thực hiện những việc sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều thịt, cá, rau củ quả, trái cây,.. tránh xa những loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn quá cay nóng, dầu mỡ,…
  • Tuyệt đối không sử các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, caffein,…
  • Luyện tập thể dục thể thao: Có thể vận động nhẹ nhàng nhưng vẫn hiệu quả.
  • Nghỉ ngơi điều độ: Không làm việc quá sức, gây sức ép cho cơ thể.
  • Kiểm tra sức khỏe: Tiến hành theo dõi tình trạng của bản thân thường xuyên để có thể cập nhật thông tin kịp thời về sức khỏe.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các chị em giải đáp được câu hỏi “Bơm IUI có đau không?”. Bệnh Viện xin chúc cho các gia đình có thể dễ dàng đi trên con đường tiến đến hạnh phúc.