Giải đáp: Nguyên nhân tại sao bơm IUI bị tức bụng dưới?
IUI (Intrauterine Insemination) – phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một giải pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến với tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối ưu và hạn chế các rủi ro không mong muốn, người thực hiện cần chú ý đến những điều cần tránh sau khi IUI, đặc biệt khi xuất hiện triệu chứng đau tức bụng dưới.
Chị Nguyễn Thị Hoa, 32 tuổi, hiện sống tại Quận 5, TP.HCM, đã trải qua 6 năm kết hôn với nhiều nỗ lực tìm kiếm con yêu nhưng chưa thành công. Chị chia sẻ câu chuyện về những thử thách trên hành trình này, từ canh ngày rụng trứng, dùng thuốc hỗ trợ sinh sản đến các phương pháp dân gian, nhưng tất cả đều không mang lại kết quả như mong đợi.
Sau khi tìm hiểu, chị quyết định thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) như một hy vọng cuối cùng. Tuy nhiên, sau khi thực hiện IUI, chị cảm thấy tức bụng, điều này khiến chị lo lắng không biết đó là phản ứng bình thường hay dấu hiệu không thành công.
Chị Hoa mong muốn nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ của Bệnh viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để hiểu rõ hơn về các triệu chứng này và nhận được sự động viên, hướng dẫn để tiếp tục kiên trì trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc làm mẹ.
1. Tìm hiểu IUI là gì?
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung – IUI là một phương pháp hỗ trợ sinh sản, trong đó tinh trùng đã được chuẩn bị đặc biệt sẽ được đưa trực tiếp vào tử cung người phụ nữ vào thời điểm trứng rụng. Điều này giúp tinh trùng đến gần trứng hơn, tăng khả năng thụ thai.
Quy trình IUI thường bao gồm:
- Thăm khám, tư vấn sức khoẻ sinh sản cùng bác sĩ
- Kích thích trứng phát triển bằng thuốc.
- Theo dõi sự phát triển của nang trứng bằng siêu âm.
- Tiêm rụng trứng, lấy tinh trùng lọc rữa
- Bơm tinh trùng qua dụng cụ chuyên dụng vào buồng tử cung.
- Chờ kết quả sau 14 ngày với xét nghiệm beta hCG.
2. Nguyên nhân gây đau tức bụng sau khi bơm IUI
- Tác dụng phụ của thuốc kích trứng: thuốc kích trứng có thể làm tăng nồng độ hormone Estradiol, gây kích thích buồng trứng nhẹ và dẫn đến đau tức bụng dưới.
- Tác động từ dụng cụ bơm tinh trùng: quá trình đưa dụng cụ vào tử cung có thể gây ra những kích ứng nhẹ dẫn đến cảm giác đau tức.
- Dấu hiệu làm tổ của phôi: khoảng 7 – 10 ngày sau IUI, nếu xảy ra đau tức bụng nhẹ, đó có thể là dấu hiệu phôi thai đang làm tổ trong tử cung – một tín hiệu đáng mừng.
Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài, kèm các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, hoặc chảy máu nhiều, cần đến ngay các cơ sở y tế như Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để kiểm tra.
3. Những điều cần tránh sau khi bơm IUI
3.1. Không hoạt động quá sức
Tránh làm việc nặng, vận động mạnh hoặc tham gia các môn thể thao cần dùng nhiều sức lực.
Nên nghỉ ngơi nhiều, ưu tiên các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập yoga thư giãn.
3.2. Tránh quan hệ tình dục quá sớm
Sau khi bơm IUI, các bác sĩ thường khuyến khích quan hệ nhẹ nhàng để tăng cơ hội thụ thai. Tuy nhiên, nếu đã sử dụng thuốc kích trứng, cần tuân thủ hướng dẫn bác sĩ về thời gian kiêng cữ.
3.3. Không căng thẳng, lo lắng
Trạng thái căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố và làm giảm khả năng thụ thai.
Thư giãn tinh thần bằng cách nghe nhạc, đọc sách hoặc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh.
3.4. Tránh sử dụng các chất kích thích
Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê hoặc hút thuốc lá.
Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đường hoặc muối.
3.5. Không bỏ qua các triệu chứng bất thường
Theo dõi cơ thể và báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các triệu chứng như:
- Đau tức bụng kéo dài hoặc dữ dội.
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc liên tục.
- Buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc mệt mỏi bất thường.
Chế Độ Sinh Hoạt Hỗ Trợ Sau IUI:
- Uống đủ nước (1.5 – 2 lít/ngày) và bổ sung dinh dưỡng giàu chất xơ, protein.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
- Duy trì lịch tái khám đúng hẹn với bác sĩ để đánh giá kết quả và xử lý kịp thời nếu cần thiết.
Sau khi thực hiện IUI, cảm giác đau tức bụng dưới là hiện tượng khá phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tăng tỷ lệ thành công, chị em cần lưu ý những điều cần tránh và chăm sóc cơ thể cẩn thận. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN
|