Quá kích buồng trứng là tình trạng dễ gặp ở những người đang sử dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản, cụ thể là trong quá trình kích trứng IUI/IVF. Tại sao họ lại gặp vấn đề này, dấu hiệu của quá kích buồng trứng như thế nào, điều trị làm sao? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp: Bơm IUI bị quá kích buồng trứng thì phải làm sao?
Giải đáp: Bơm IUI bị quá kích buồng trứng thì phải làm sao?

Chị Thúy Anh (32 tuổi, Tân Phú) đã gửi đôi dòng tâm sự đến Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn. Chị và chồng đã kết hôn được 5 năm. Dù đã thử rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng tất cả đều không mang lại kết quả như gia đình mong đợi.

Cách đây vài tháng, chị Thúy Anh quyết định thử phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI), nhưng chị đang lo lắng về nguy cơ quá kích buồng trứng do việc sử dụng thuốc kích trứng. Chị đã tìm hiểu và biết rằng tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khiến chị phân vân không biết có nên tiếp tục điều trị hay không. 

Chị mong nhận được tư vấn từ bệnh viện về việc liệu có thể tiếp tục thực hiện IUI một cách an toàn, cách giảm thiểu nguy cơ quá kích buồng trứng, và các biện pháp xử lý nếu không may gặp phải tình trạng này. Mặc dù rất khao khát được làm mẹ, nhưng giữa hy vọng và lo lắng, chị cảm thấy bối rối và rất cần sự hỗ trợ từ các bác sĩ để có thể tiếp tục hành trình này một cách an toàn và hiệu quả.

1. Quá kích buồng trứng là gì?

Quá kích buồng trứng hay là OHSS là một tình trạng khi buồng trứng phản ứng quá mức với thuốc kích trứng, dẫn đến sự phát triển quá nhanh và quá nhiều nang trứng. Đây là một biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị vô sinh, đặc biệt là khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng như trong phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Khi quá kích buồng trứng, các nang trứng sẽ phát triển quá mức, dẫn đến buồng trứng sưng to, có thể gây đau bụng, buồn nôn, khó thở, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây biến chứng như xuất huyết, rối loạn đông máu, thậm chí là suy chức năng gan và thận.

2. Dấu hiệu của quá kích buồng trứng

Dấu hiệu của quá kích buồng trứng có thể khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. 

2.1 Quá kích buồng trứng mức độ nhẹ đến trung bình

Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp là:

  • Đau bụng nhẹ hoặc đau vùng chậu: cảm giác đau có thể nhẹ và không kéo dài lâu.
  • Bụng đầy hơi, chướng bụng: do các nang trứng phát triển, gây sưng buồng trứng.
  • Buồn nôn: thường gặp trong giai đoạn đầu và có thể do sự thay đổi hormone trong cơ thể.
  • Tăng cân nhẹ: có thể tăng khoảng 2 – 3 kg.
  • Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc đốm máu: điều này có thể xảy ra do sự thay đổi hormone và thường không nghiêm trọng.
  • Sưng nhẹ tay, chân hoặc mặt: sự tích tụ dịch ở mức độ thấp có thể gây sưng tạm thời ở các vùng này.
Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng thường sẽ có triệu chứng buồn nôn
Sử dụng thuốc kích thích buồng trứng thường sẽ có triệu chứng buồn nôn

2.2 Quá kích buồng trứng mức độ nặng

Khi tình trạng quá kích buồng trứng nghiêm trọng, các triệu chứng trở nên nặng nề và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Chị em có thể có:

  • Đau bụng dữ dội: cảm giác đau rất mạnh và kéo dài, có thể là dấu hiệu của việc buồng trứng sưng to quá mức hoặc các biến chứng khác.
  • Khó thở.
  • Tiểu ít hoặc không tiểu được: xảy ra khi dịch tích tụ quá nhiều trong bụng, gây áp lực lên các cơ quan khác như thận và bàng quang.
  • Tăng cân nhanh chóng: tăng từ 15-20 kg trong vài ngày do tích tụ dịch nặng.
  • Buồn nôn và ói mửa dữ dội: các triệu chứng này kéo dài và nặng hơn, không chỉ do thay đổi hormone mà còn có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
  • Sưng phù nghiêm trọng: sưng lớn ở tay, chân, mặt, và đặc biệt là bụng, có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển.
  • Hình thành cục máu đông gây ra triệu chứng đau chân, sưng phù và nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

3. Quá kích buồng trứng điều trị như thế nào?

Nếu gặp phải tình trạng quá kích buồng trứng (OHSS) việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Dưới đây là các phương pháp điều trị cụ thể:

3.1 Đối với trường hợp quá kích nhẹ đến trung bình

  • Sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau bụng hoặc khó chịu.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh để giảm áp lực lên buồng trứng.
  • Uống đủ nước và duy trì cân bằng điện giải để hỗ trợ cơ thể tự hồi phục.
  • Theo dõi sát các dấu hiệu tại nhà như: cảm giác khó thở, bụng căng to bất thường, hoặc tiểu ít.
  • Người bệnh sẽ tiến hành tái khám định kỳ để bác sĩ siêu âm và kiểm tra buồng trứng, đảm bảo tình trạng không tiến triển nặng hơn.
  • Nếu cần thiết, bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc giảm liều thuốc kích thích buồng trứng trong chu kỳ tiếp theo để tránh nguy cơ tái diễn.

3.2 Đối với trường hợp quá kích nặng

  • Người bệnh sẽ được nhập viện để theo dõi liên tục. Các bác sĩ sẽ giám sát các chỉ số sức khỏe, bao gồm nhịp tim, huyết áp, lượng nước tiểu, và siêu âm buồng trứng thường xuyên.
  • Trong một số trường hợp cần phải được phẫu thuật u nang buồng trứng bị vỡ hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt nếu phát hiện được các biến chứng ở gan và phổi.
  • Ngừng điều trị trong trường hợp nghiêm trọng:
  • Nếu tình trạng quá kích trở nên nguy hiểm, bác sĩ có thể tạm ngừng chu kỳ điều trị hiện tại (bao gồm cả việc thực hiện bơm IUI hoặc kích rụng trứng).
  • Buồng trứng cần thời gian để phục hồi hoàn toàn. Sau đó, chị sẽ được bác sĩ lên kế hoạch điều trị mới với phác đồ an toàn hơn, nhằm giảm nguy cơ tái phát quá kích buồng trứng trong tương lai.
Cần thăm khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị quá kích buồng trứng nặng
Cần thăm khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bị quá kích buồng trứng nặng

4. Nên làm gì phòng ngừa quá kích buồng trứng

Nỗi lo sợ khi nghĩ rằng bản thân mình có thể mắc quá kích buồng trứng đã ngăn cản rất nhiều cặp ba mẹ tiến tới đón nhận hạnh phúc. Tuy nhiên, phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) hiện là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản an toàn và hiệu quả cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, đặc biệt nếu được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.

Để đưa ra quyết định phù hợp , các chị em có thể cân nhắc một số điều sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa: hãy tiến hành kiểm tra toàn diện về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Từ đó, bác sĩ có thể lên kế hoạch phù hợp với thể trạng của từng người.
  • Theo dõi sát sao quá trình thực hiện IUI: quá trình điều trị IUI sẽ bao gồm các bước theo dõi chặt chẽ, từ sự phát triển của nang trứng, nội tiết tố cho đến thời điểm rụng trứng. Chị em có thể yên tâm rằng các bác sĩ sẽ kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của chị, ngăn ngừa tối đa các biến chứng không mong muốn như quá kích buồng trứng.
  • Bình tĩnh, không kích động: Việc lo lắng là điều tự nhiên, nhưng quá trình điều trị sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn nếu chị đặt niềm tin vào đội ngũ y bác sĩ. Kinh nghiệm và sự tận tâm của bác sĩ sẽ giúp chị vượt qua những khó khăn, đồng thời hỗ trợ tối đa để đạt được kết quả .

Hãy luôn tin rằng, hành trình tìm con tuy khó khăn, nhưng với sự kiên trì không ngừng nghỉ, các chị em có thể chạm đến giấc mơ làm mẹ. Với sứ mệnh mang đến cho các gia đình “Hạnh phúc ngập tràn – Đón con trọn vẹn”, Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn sẽ luôn đồng hành cùng các ba mẹ đón lấy hạnh phúc của riêng mình.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN