Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội, lây truyền đường tình dục. Bệnh này không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh sẽ gặp những biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lậu
Những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lậu

1. Tổng quan về bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất phổ biến, do vi khuẩn có tên Neisseria Gonorrhoeae hay Gonococcus gây ra. Vi khuẩn này thường xuất hiện ở trong âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và đặc biệt ở nam giới là đường niệu đạo.

Bệnh lậu lây lan nhanh nhất qua đường quan hệ tình dục bằng âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Bệnh này cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sinh con, làm ảnh hưởng đến mắt của trẻ sơ sinh. Độ tuổi hay mắc bệnh lậu nhất là ở nam nữ trong độ tuổi từ 15 – 24.

Bệnh xã hội - bệnh lậu nguyên nhân chính là do Neisseria Gonorrhoeae
Bệnh xã hội – bệnh lậu nguyên nhân chính là do Neisseria Gonorrhoeae

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lậu

Song cầu lậu Neisseria là tác nhân chính gây bệnh lậu. Vi khuẩn này tồn tại ở vùng niêm mạc da ẩm ướt, nhạy cảm, dễ bị tổn thương như dương vật, hậu môn, miệng,…

Ngoài ra, vi khuẩn này có thể sống được vài phút ở môi trường bên ngoài như các dụng cụ dùng chung như khăn mặt, bàn chải đánh răng, vết thương hở, truyền từ mẹ sang con,…

3. Triệu chứng lậu thường gặp

3.1 Ở nam giới

Nam giới thường có triệu chứng rõ ràng khi mắc bệnh lậu. Thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Trong thời gian ủ bệnh, triệu chứng mờ nhạt nhưng khi phát bệnh thường có những triệu chứng sau:

  • Lỗ sáo dương vật tiết dịch màu bất thường, như trắng, vàng hoặc xanh
  • Khó tiểu, đau, rát khi đi tiểu
  • Đau và sưng tinh hoàn

3.2 Ở nữ giới

Thường không có triệu chứng rõ rệt. Lúc này các xét nghiệm là thực sự cần thiết để phát hiện tình trạng bị phơi nhiễm. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Âm đạo tiết dịch bất thường, màu vàng hoặc trắng
  • Đau vùng bụng dưới hoặc vùng xương chậu
  • Đau khi giao hợp
  • Đau, rát khi đi tiểu, khó tiểu.
  • Chảy máu bất thường ở các kỳ kinh.
Nữ giới mắc bệnh lậu thường bị đau vùng chậu và vùng thắt lưng
Nữ giới mắc bệnh lậu thường bị đau vùng chậu và vùng thắt lưng

3.3 Triệu chứng chung của mọi người 

  • Bệnh lậu xảy ra ở cả nam và nữ, bao gồm nhiễm trùng trực tràng, nhiễm trùng họng, viêm kết mạc.
  • Nhiễm trùng trực tràng biểu hiện: tiết dịch, ngứa hậu môn, đau nhức, chảy máu, đau khi đại tiện.
  • Nhiễm trùng họng biểu hiện thường là đau họng. Tuy nhiên, triệu chứng không rõ ràng, thậm chí không có triệu chứng cụ thể.
  • Vi khuẩn lậu cầu xâm nhập vào mắt gây viêm kết mạc. 

4. Đường lây truyền bệnh Lậu

Bệnh lậu là một bệnh xã hội và có thể lây lan qua các con đường sau:

4.1 Quan hệ tình dục không an toàn 

Đây là nguyên nhân gây ra bệnh lậu phổ biến nhất, tỷ lệ lên đến 90% trong tổng số các nguyên nhân. 

Những người quan hệ tình dục không an toàn, phức tạp vừa là nạn nhân và vừa là nguồn gây bệnh chính. 

Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn hoặc đường miệng sẽ là điều kiện thuận lợi để song cầu khuẩn tấn công và gây bệnh.

Dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Vi khuẩn lậu Neisseria tồn tại trong cơ thể người và nó có thể sống được ở môi trường bên ngoài trong vài phút, như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, nếu chúng ta vô tình sử dụng những đồ vật này cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.

4.2 Do lây truyền qua đường máu

Đây được xem là một trong những đường lây bệnh phổ biến của bệnh lậu, như truyền máu, hiến máu, hoặc sử dụng chung bơm tiêm. Khi không được điều trị sớm, các song cầu lậu sẽ phát triển mọi nơi trong cơ thể, dịch nhầy và máu ở những vết thương hở của bệnh nhân. Nếu không may tiếp xúc với những vết thương này cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh.

Bệnh lậu là bệnh xã hội nên có thể lây qua đường máu
Bệnh lậu là bệnh xã hội nên có thể lây qua đường máu

4.3 Lây từ mẹ sang con

Đây là con đường lây truyền có nhiều biến chứng nhất. Người mẹ mắc bệnh lậu khi sinh con có thể lây cho con mình trong quá trình sinh đẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

5. Bệnh lậu và những biến chứng thường gặp

5.1 Ở nữ giới

Bệnh lậu để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cụ thể:

  • Vi khuẩn lậu sẽ di chuyển vào đường sinh sản, ảnh hưởng đến tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm vùng chậu (PID).
  • Nếu gây viêm ở vòi trứng, thường để lại sẹo ở ống dẫn trứng, làm cho việc mang thai gặp khó khăn, có thể gây thai ngoài tử cung.
  • Lây từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong khi sinh.
Bệnh lậu cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng PID
Bệnh lậu cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng PID

5.2 Ở nam giới

Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh lậu gây ra, phải kể đến là:

  • Sẹo ở niệu đạo.
  • Áp xe bên trong dương vật, ảnh hưởng đến sinh sản.
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh.
  • Nhiễm trùng lan vào máu, gây ra các biến chứng hiếm gặp như: viêm khớp, tổn thương van tim,…

6. Chẩn đoán bệnh lậu

Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán bệnh lậu, cụ thể:

6.1 Xét nghiệm nước tiểu

Tìm thấy nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào viêm bong và vi khuẩn có trong nước tiểu.

Bệnh lậu có thể thực thiện xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy nhiều bạch cầu, hồng cầu, tế bào viêm
Bệnh lậu có thể thực thiện xét nghiệm nước tiểu để tìm thấy nhiều bạch cầu, tế bào viêm

6.2 Kiểm tra mẫu dịch

Lấy mẫu dịch từ dương vật, âm đạo, cổ họng hoặc trực tràng, mang đi xét nghiệm nhuộm và soi tươi hoặc nuôi cấy định danh vi khuẩn.

6.3 Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Vì bệnh lậu thường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt là chlamydia. 

Bên cạnh đó, xét nghiệm HIV cũng được khuyến nghị. Tùy thuộc vào các yếu tố rủi ro, thì các xét nghiệm về các bệnh xã hội liên quan cũng có thể có ích.

7. Biện pháp điều trị bệnh Lậu

Bệnh lậu có thể điều trị khỏi nếu được sử dụng phương pháp điều trị thích hợp và bệnh nhân phải tuân thủ theo những chỉ định của chuyên gia trong quá trình điều trị. 

Bệnh lậu cần được điều trị càng sớm càng tốt, để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Có hai cách chữa bệnh lậu phổ biến nhất hiện nay là:

7.1 Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Là phương pháp chữa bệnh lậu truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này là tiện lợi, tốn ít thời gian và chi phí. 

Đây là phương pháp thích hợp cho các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu, cần phải điều trị lâu dài mới đạt được sự hiệu quả. 

Thuốc điều trị bệnh lậu là thuốc kháng sinh, dạng uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, việc điều trị bằng thuốc đang ngày càng khó khăn hơn vì các biến thể kháng thuốc của bệnh tăng lên.

7.2 Kỹ thuật phục hồi gen DHA

Đây là phương pháp được đánh giá là điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất hiện nay. 

Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng kỹ thuật nhiệt điện trường và kỹ thuật bức xạ nhiệt, tác động trực tiếp vào vị trí xuất hiện vi khuẩn lậu một cách chính xác nhất. 

Ưu điểm của kỹ thuật này là điều trị hiệu quả bệnh lậu, một cách triệt để, ngăn chặn và tiêu diệt tận gốc sự phát triển của song cầu lậu. 

Ngoài ra, phương pháp này không cần phải thực hiện thủ thuật, không gây đau đớn. Hơn thế nữa, không có tác dụng phụ, thời gian điều trị và phục hồi nhanh, không mất nhiều thời gian và chi phí trong quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, người mắc phải bệnh lậu cần phải thay đổi lối sống để hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả và nhanh chóng:

  • Uống nhiều nước nhằm thúc đẩy quá trình bài tiết, giúp làm sạch niệu đạo, đẩy vi khuẩn lậu ra khỏi cơ thể.
  • Điều trị kết hợp cùng với vợ/chồng hoặc người đang có quan hệ tình dục với mình.
  • Nghiêm cấm không được quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh.
  • Sau quá trình điều trị, người bệnh nên quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh.
  • Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, ngủ nghỉ khoa học để nâng cao sự đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, nhất là những nơi mà vi khuẩn lậu dễ xâm nhập vào cơ thể.
Kỹ thuật phục hồi gen DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất
Kỹ thuật phục hồi gen DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả nhất

8. Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu 

Để phòng ngừa bệnh lậu cũng như tránh lây truyền tới người khác, chúng ta cần:

  • Dùng bao cao su khi quan hệ, giúp giảm nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Khi đã phát hiện hoặc nghi ngờ về bệnh, bản thân cần kiêng, ngừng quan hệ tình dục qua đường như âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng.
  • Giữ sạch sẽ cơ thể và bộ phận sinh dục cả trước và sau khi giao hợp.
  • Quan hệ với bạn tình, người đã được xét nghiệm và không bị nhiễm bệnh.
  • Duy trì mối quan hệ lâu dài chung thủy, một vợ, một chồng.

Bệnh Viện Hỗ Trợ Sinh Sản & Nam Học Sài Gòn là bệnh viện chuyên khoa trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn và nam học tại Sài Gòn. 

Bên cạnh đó, bệnh viện còn cung cấp các dịch vụ Sản Phụ khoa và các xét nghiệm, giúp bệnh nhân có thể phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và sẽ được đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị máy móc tại bệnh viện hiện đại, tân tiến giúp cho các kết quả xét nghiệm được chính xác hơn, góp phần cho việc điều trị hiệu quả hơn.

BỆNH VIỆN HỖ TRỢ SINH SẢN & NAM HỌC SÀI GÒN

Nguồn tài liệu tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/symptoms-causes/syc-20351774 
  2. https://www.healthline.com/health/gonorrhea
  3. https://www.nhs.uk/conditions/gonorrhoea